VĂN CHƯƠNG TRONG HỘI HỌA

      Hội hoạ và Văn chương vẫn thường đi đôi với nhau trong những cuộc biến đồi tư tưởng của từng thời. Hai giới văn chương và hội họa gặp nhau ở khu tình cảm và tư tưởng, một bên lấy văn thể, một bên lại dùng hình và sắc để diễn tả tâm hồn của người và vật. Ở thời nào, văn sĩ, họa sĩ cũng như gần nhau hơn người các giới khác. Những nhà bình phầm mỹ thuật sáng suốt của Pháp từ Didelot cho đến Baudelaire đều là nhà văn. Lịch sử Tàu cho ta biết một số không ít họa sĩ đại tài kiêm thi sĩ, họa sĩ cảm hứng vì một bài thơ mà phác thành những bức tranh tuyệt tác, và thi sĩ vì họa phẩm gợi nguồn thơ, mà cảm đề vào tác phầm. Ở Âu Châu, riêng nước Pháp, nhất hồi phong trào lãng mạn, văn chương và Hội họa chưa từng bao giờ sát cạnh cùng nhau đến thế. Những họa sĩ như Girodet hay những bậc kỳ tài như Delacroix không những tìm cái cảm hứng mà lại rớt cả đầu đề các họa phẩm của mình ở văn phẩm của Chateaubriand, của Goethe, của Lord Byron, của Walter Scott ...

      Còn ở nước ta, nói chuyện bây giờ tuy chưa thấy nhà văn nào kiêm họa sĩ, song có nhiều họa sĩ không viết văn nhưng làm văn trên họa phẩm. Hay nói cho đúng làm văn ở cái đầu đề, nghĩa là dùng những đầu đề rất văn thơ (nhiều khi rẻ tiền) để gọi tên những bức tranh lắm khi không liên lạc gì đến đầu đề. Ta thấy ở phòng triển lãm nọ một bức vẽ cái nhà lá dưới nắng gắt với mấy lời chú giải của tác giả “chiếc nhà tranh và một trái tim hồng một cảnh đần độn được họa sĩ tặng cho hai chữ “nhớ thương”. Lại một cô thiếu nữ ngồi trợn ngược mắt nhìn trời, có vẻ “ngộ cảm” hơn là “đa cảm” tác giả dẫn ngay cho cái nhãn hiệu "mơ màng".

      Còn những tiếng gì sẵn sàng đề gợi ý thơ mà những họa sĩ đó chưa dùng! Trong nghề họa người ta lấy tên hiệu “họa sĩ văn chương” (pein- tre littéraire) hàm nghĩa chê trách mà chỉ họ. Nhà bình phẩm Baudelaire lại có một tên không được thơ lắm,kêu là “những con bú rù làm tinh cảm” (les singes du sentiment) để mỗi khi viết đến họ thì dùng. Không phải ở xử ta riêng độc quyền về loài bú dù ấy. Ở Pháp, hồi phong trào lãng mạn đang thịnh, giống đó cũng sinh ra lắm. Cái lỗi chung của loài là tưởng, muốn một họa phẩm gợi ý thơ văn, chỉ cứ việc dùng những đầu đề văn thơ là đủ, không đếm xỉa gì đển nghệ thuật không cần chính mình phải mang tấm lòng mạnh cảm xúc với trí thông minh soi sâu vào nguyên cốt của vạn vật. 

      Vẫn biết có nhiều tình cảm mà chung văn chuơng và hội họa cũng diễn tả được. Song lời văn với hình và sắc không phải bao giờ hiệu lực cũng giống nhau. Nên về nhiều ý mà chỉ riêng văn chương hay riêng hội họa mới diễn nổi, một thí dụ: cách đây vài năm, một ông họa sĩ Tầu bầy tranh ở Hà Nội có phô trương một bức vẽ một ông già Tầu chống tay ngồi, trên tranh tác giả chữa nghĩa rằng ông già đang than: “Trời hỡi! sao Trời không cứu nước Tầu!”. Nếu chúng ta bỏ lời chữa đi, bức tranh còn lại gì? “Một ông già Tầu mỏi lưng” hay “một ông già ngồi rỗi”? Ta nghĩ đến những đầu đề ấy hay đầu đề nào khác nữa, chứ không bao giờ lại tưởng tới ý muốn tả của tác giả, cái ý “ông già ngồi than nước Tầu, Giời không cứu” mà đến các ông thánh trong hội họa cũng chịu không biết lấy hình và sắc nào tả nổi.

      Bởi vậy, những bậc họa sĩ đại tài như Dela croix, tuy tìm cảm hứng trong văn phẩm, song đã khéo chọn những đầu đề thuận tiện cho nghệ thuật hội họa. Xét như thế, thì tả nổi ý định văn chương trong hội họa, là vì đã biết đặt ý ấy vào phạm vi hội họa, phạm vi của Hình và Sắc. Như thể, cái ý văn chương chỉ có thể ở Hình với Sắc mà phát tiết ra chứ không ở đầu đề. Thật là luẩn quẩn! Thì ra một bức tranh thẻm cải ý định văn chương, vẫn chỉ có là bức tranh, chỉ có Hình và Sắc chứ không thêm gì! Từ cổ xưa truyền lại, những mỹ công tuyệt tác của Hội họa, dù có ở văn chương, tôn giáo chính trị hay luận lý đi nữa, được người đời coi là tuyệt tác, chỉ vì đã tác tạo trong ánh sáng của một nghệ thuật cao đẳng khác thường. Cái nghệ thuật ấy, lúc nào cũng là Hình hay Sắc hay cả đôi, hai nguyên liệu sinh khí của mọi bức tranh. Những đầu đề văn vẻ dán ngoài tranh thường thường chỉ để che đậy một nghệ thuật yếu ớt, để dẫn dắt khán giả sính Văn ra khỏi đất Hội họa, đề đễ lừa họ...

      Hơn hết, xem tranh, trước khi cảm hiểu chúng ta hãy sẻ những cái nhãn hiệu của tranh đi, như kéo cái màn bịt kín tác phẩm để thấy mặt thật của nó. Cũng có khi chúng ta được cái thú bất ngờ cảm những ý vị văn chương trong những họa phẩm mở đầu đề mà chả văn vẻ gì, như “cái điếu để trên chiếc ghế” hay “cái đầu bịt băng” của họa sĩ Van Gogh, nhưng trong đó ở nét bút, ở mầu sắc, đã biểu lộ tất tâm hồn hỗn loạn ở một người đau đau khổ. 

#TôTử