TRANH SƠN MÀI NGUYỄN SÁNG
"Dân tộc rồi đây cũng 50 - 60 triệu người, với những việc đã làm đứng vào hàng thế giới. Vậy tại sao nghệ thuật ta không đứng vào hàng thế giới. Và tôi cố gắng làm điều đó”.(Trích - Các bậc thầy hội họa hiện đại Việt Nam). Câu nói của Nguyễn Sáng ta tưởng rằng: ông khó mà làm được điều đó. Cái điều mà hội họa hiện đại Việt Nam có tiếng nói trong làng hội họa thế giới hay không? Thực sự là một sự nghiệp to tát mà Nguyễn Sáng chẳng dấu gì. Từ đó tranh Nguyễn Sáng hay nói một cách khác hơn thế là sự nghiệp hội họa của Nguyễn Sáng đã mang một dấu ấn đậm nét trong nền hội họa Việt Nam. Ông đã đóng góp không nhỏ trong việc tìm tòi, hay sáng tác những tác phẩm mang tầm cỡ của một họa sĩ có tài. Trong suốt 40 năm, ông vẽ nhiều các chất liệu khác nhau, nhưng chủ yếu cái quí giá nhất vẫn là tình cảm của Nguyễn Sáng đối với quê hương. Cho nên tranh sơn mài của Nguyễn Sáng mang rõ tính cách của họa sĩ dân tộc. Tất nhiên ta không phê phán những chất liệu mà Nguyễn Sáng đã vẽ, mọi chất liệu dù sơn mài hay sơn dầu, khắc gỗ ... Nguyễn Sáng đều khai thác triệt để rồi đến mức tinh giản tất cả.
Tranh sơn mài của Nguyễn Sáng với, ông, ông luôn khai thác tìm tòi, khám phá ra những gam mầu mà bản chất của sơn mài chỉ có sơn then, cách dán, son vàng bạc... Trước đây sơn mài của ta là chất liệu gọi là sơn ta, sơn “An Nam" mà người Pháp thường gọi. Chất liệu này được sử dụng trong việc dậy sinh viên làm đồ mỹ nghệ, những bài học trong trí. Từ đó, dần dần do công lao tìm tòi của các nghệ sĩ trước đó. Nó đã trở lên thành một chất liệu có những khả năng biểu đạt nghệ thuật rất cao và đầy rẫy chất hội họa, lộng lẫy lung linh.
Với Nguyễn Sáng, năm 1947 ở chiến khu là sự bắt đầu tìm cách đổi mới để làm giầu cho bảng mầu của mình. Chính ông là một trong số những người đầu tiên đã đưa ra một cách chót lọt màu lam, màu xanh (bleu de prusse) vào tranh sau này của mình. Như bức tranh "Trú mưa", “Bộ đội dừng chân trên đồi”... Quả thật khi áp dụng một kỹ thuật như dùng màu xanh chủ đạo cho những bức tranh ấy. Ta thấy toát lên một màu xanh của đổi núi, cây cối, quần áo bộ dội xen lẫn vào những mảng vàng le lói. Nguyễn Sáng đã tạo nên một bức tranh thật độc đáo. Khó có thể quên được sự sinh động đến lạ lùng ấy. Có lẽ tranh ông sẽ nói giúp ta hơn là ta nói. Ở Nguyễn Sáng về mặt gì trong nghệ thuật đều đáng nói cả, bởi lẽ nghệ thuật chỉ là một phương tiện cần và đủ để người nghệ sĩ này vận chuyển những ý tưởng của mình nhập vào cách mạng, người lính cũng như các cô gái tiếp lương tải đạn. Nguyễn Sáng thấy chất liệu sơn mài này có những ưu điểm mang tính truyền thống độc đáo sẵn có, cả những tồn tại cần khắc phục. Cụ thể như khâu gia công kỹ thuật mang nặng tính thủ công mỹ nghệ, chưa mang tính sáng tác tức thời như chất liệu sơn dầu. Từ cách vẽ, cách mài cho đến chất son gì, vàng bạc đã đúng tuổi chưa, cách pha sơn, đánh sơn ... Do đó sơn mài ít tính chủ động, người vẽ đều sa vào may rủi. Ở Nguyễn Sáng, tranh sơn mài có tính hội họa rất mạnh tức là vẽ khác xa với lối vẽ sơn mài của nhiều họa sĩ khác. Họ thiên về trang trí có tính chất tô cánh dán rồi dán vàng, dán bạc lên, tỉa rất kỹ có vẻ đẹp không thoát khỏi chất trang trí, không có được vẻ hoạt mang đầy xúc cảm tùy để tài. Để có được chất khoáng hoạt trong hội họa, Nguyễn Sáng đã nấm vững chất liệu đến mức điều khiển được nó theo ý định thẩm mỹ của mình.
Tác phẩm Công nhân học tập - Họa sỹ Nguyễn Sáng
Trong các tranh sơn mài của Nguyễn Sáng ưu điểm đó thấy rõ, đặc biệt là bức: “Công nhân học tập”, so sánh bức này với nhiều bức tranh của các họa sĩ khác thì rõ ràng bức tranh là một tranh “hội họa" bằng sơn mài. Với những hạn chế của chất liệu mà Nguyễn Sáng đã tạo được một tác phẩm hoàn chỉnh mang nặng tính cổ điển như các tranh thời phục hưng của Ý, Pháp ... Sâu lắng trong sự biểu cảm từng khuôn mặt, sự vờn tả tinh tế mềm mại, chi tiết chân tay cuồn cuộn của những công nhân khiến ta liên tưởng đến các "lực sĩ" cửa tạ. "Công nhân học tập" là sự diễn tả tương quan ánh sáng và bóng tối chứ không phải là tranh bằng điểm sáng, điểm tối, mảng sáng, mảng tối theo lối trang trí của nhiều họa sĩ khác. Nó có ánh sáng và bóng tối là nói diễn tả được hình khối, vờn vừa độ từ đậm sang nhạt, ít họa sĩ nghĩ để làm như thế và cũng ít khi làm được như thế với chất liệu sơn mài. Đó là một khả năng mà Nguyễn Sáng đóng góp cho nghệ thuật sơn mài Việt Nam mở rộng hướng diễn tả, giá trị là ở đó. Ta thấy tác phẩm này như một thực nghiệm của phong cách cổ điển mà bằng chất liệu khó. Nguyễn Sáng không khai thác chất vàng, son của sơn mài Nguyễn Gia Trí, ngay vỏ trứng trong tranh của Nguyễn Sáng là một màu trắng uyển chuyển mềm mại, chứ không phải là một thứ khô khan lạnh lẽo của xây dựng kiến trúc. Ngay cả vàng bạc cũng là những mảng mầu chìm chứ không phô, thếp ngoài, và ông nhấc vàng bạc ra khỏi lĩnh vực trang trí.
Qua bức tranh “Công nhân học tập" này, ta thấy được cái tầm vóc của Nguyễn Sáng về nghề nghiệp quả là vững vàng đến điêu luyện. Ta không bàn đến một vấn đề nghệ thuật nào. Bởi nó đẩy dẫy những ý tưởng và tình cảm của một người có tài. Khả năng vẽ hình chính xác như con mắt nhìn thấy của ông, không phải chỉ thể hiện qua sơn dầu hoặc là phấn mầu mà ở sơn mài ông cũng đã chứng minh cho thế giới rằng sơn mài Việt Nam có thể làm bất cứ điều gì, cổ điển hay hiện đại, mà tác phẩm “Công nhân học tập" đã chứng minh được điều đó. Tinh thần dân tộc luôn dấy lên từ cõi lòng ông theo lời ông Nguyễn Tư Nghiêm nói: “Nguyễn Sáng chống ảnh hưởng của Phương Tây và thích nghệ thuật dân gian. Theo tôi chưa hoàn toàn đúng. Thành công của Nguyễn Sáng vẫn là ở phần cá nhân anh quyết định Mà nói đến cá nhân thì Nguyễn Sáng là người có cá tính mạnh trong nghệ thuật". (Trích - "Nguyễn Sáng" của Trần Thức).
Có lẽ đúng là như vậy. Tất cả những tranh Nguyễn Sáng vẽ dù để tài nhỏ hay lớn, cũng không bầy hết lên mặt tranh những mô típ của dân gian, mà nghệ thuật của ông là bản chất, cá tính của con người, họa sĩ cần phải thanh lọc, đưa hình tượng điển hình nhất vào trong tranh của mình. Chính điều này Nguyễn Sáng đã làm được. Nghệ thuật của Nguyễn Sáng thật đơn giản, nhưng tranh ông luôn thấy cái tình người ấm áp và nỗi buồn xa xăm. Như vậy tranh sơn mài của Nguyễn Sáng rất gần gũi với tinh thần dân tộc, trong tranh ông thường dùng đường viền mảng bẹt màu nguyên mài nông, ít vàng bạc, ít màu, nhẹ, với nét bút đưa nhanh thoáng hoạt cốt làm sao bắt được thần thái của nhân vật.
Tác phẩm Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ - Họa sỹ Nguyễn Sáng
Ngược lại với bức tranh "Công nhân học tập" thì bức tranh "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” là một bằng chứng rất rõ khi khai thác lối nhìn của phong cách dân gian. Ta không bàn gì về tư tưởng của bức tranh này mà chỉ nói đến cái cấu trúc tổng thể của nó qua chất liệu sơn mài mà thôi. Khác với sự diễn tả sâu như vờn của "Công nhân học tập", thì đây lại đơn giản là những khối rõ nét, nét viên thô khỏe ăn vào với một bố cục liên mạch đơn giản đến tinh tế mà Nguyễn Sáng đã thừa kế được cái sắc thái bản chất dân gian qua sự thanh lọc hình tượng khác với kết hợp tính bi kịch từ các tranh về cái chết của kẻ thơ Ketho Konvit, tính hoành tráng của nhân dân Xô Viết về chiến tranh, tính chân thực hồn hậu của nghệ thuật cổ Việt Nam, Nguyễn Sáng đã đưa tác phẩm lên đỉnh cao của nghệ thuật. Khai thác nhiều để tài là một vấn đề mà Nguyễn Sáng rất quan tâm tìm tòi Nguyễn Sáng đã có nhiều thành công với “Đi chơi hồ Gươm”, “Kiều”, “Trong vườn chuối”... Nhưng để tài chiến tranh cách mạng in đậm trong Nguyễn Sáng nhiều hơn cả.
Tranh sơn mài Nguyễn Sáng không giống bất cứ một hay nhiều tác phẩm của các họa sĩ đương thời. Kể cả lối nhìn hay cách vẽ, cái nhìn về một đề tài, hay chi tiết của các hình thể trong tranh. Năm 1954 đang thịnh hành nghệ thuật sơn mài kỳ ảo của Nguyễn Gia Trí, tranh Nguyễn Sáng thường vẫn luôn trong, bóng và rất nhẵn, ông không dùng lối đào sâu chôn chặt của Nguyễn Gia Trí, tốn nhiều vàng bạc mài kỹ (ý của nhà phê bình Trần Thức). Ông cho rằng họa sĩ “đi” bằng con đường nào thì không quan trọng, mà kết quả cuối cùng của tác phẩm mới có giá trị cao nhất. Có không ít một số họa sĩ tài ba cùng thời như Hoàng Tích Trù, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Sĩ Ngọc, Trần Đình Thọ, Lê Quốc Lộc .. Tuy mỗi người một vẻ nhưng vẫn theo một mô típ tổng thể chi tiết, trang trí rất quen thuộc, một phong cách tỉa tót công phu, mất nhiều công sức.
Ta cứ thử quan sát xem "Tre" trong tranh của Nguyễn Sáng với "Tre" trong tranh một số đồng nghiệp đương thời thì rõ. Bức "Tre" sơn mài của họa sĩ Trần Đình Thọ 1957 gần như ta có thể đếm dược từng chiếc lá, hoặc "Lùm tre" của Nguyễn Gia Trí cũng vậy. Kỹ thuật nhẵn bóng của họa sĩ Lê Quốc Lộc quả thật khó có ai mà sánh dược. Bức "Qua bản cũ", cùng một lối nhìn tỉa tót đến từng chiếc lá một trên một màu đen của màn đêm. Qua đó thì rõ ràng tranh mà có “Tre” của Nguyễn Sáng thì khác hoàn toàn, thật đơn giản mà hiệu quả nghệ thuật vẫn vô cùng lớn. Hãy xem "Bụi tre" trong bức "Bộ đội dừng chân trên đồi", hồi ông vẽ bức tranh đó ông kể lại: "... mấy ông họa sĩ của ta sau khi xem tranh sơn mài "Bộ độ trú mưa", "Bộ đội dừng chân trên đồi" của mình đã thắc mắc thật ngớ ngẩn: Sao anh không vẽ có lá, không giống họa sĩ này, họa sĩ kia ?...". Mình cười và bảo - À tre của mình rụng hết lá rồi đâu có tốt và có nhiều là như tranh các vị và vẽ như vậy cũng tiết kiệm được vàng bạc, sơn và công sức lắm chứ... (Trích - Nguyễn Sáng của Trần Thức). Sự khoáng hoạt, khỏe khoắn luôn túc trực trong con người Nguyễn Sáng. Dường như các chi tiết vụ vặt ấy không làm cho ông có chút rung động thẩm mỹ nào, sự rung cảm sâu sắc với những thực tế đã tạo cho Nguyễn Sáng một ngôn ngữ hội họa độc đáo và đa dạng
Tranh sơn mài của Nguyễn Sáng vươn tới tầm cỡ của sự khái quát điển hình cùng với chất liệu độc đáo của truyền thống dân tộc với ngôn ngữ tạo hình, tranh Nguyễn Sáng đã đưa ông lên trên hàng đầu của nền hội họa hiện đại Việt Nam, trở thành một trong những bậc thầy của mỹ thuật nước nhà. Suốt 50 năm theo đuổi nghệ thuật, nhưng mật độ sáng tác chủ yếu từ năm 1953 đến năm 1985 với các đề tài "Đề tài chiến tranh cách mạng - Tranh chân dung - Tranh phong cảnh - Tranh con vật (mèo, hổ) - Tranh với tinh thần the nghiệm và triết học như (vũ trụ, không gian). Với các chất liệu chính là sơn dầu và sơn mài. Tranh sơn mài Nguyễn Sáng tuy không nhiều nhưng những tác phẩm ấy cũng chính là cái xương cốt khỏe khoắn của hội họa Nguyễn Sáng. Sự thành công của Nguyễn Sáng cũng là vì ông biết tìm ra con đường đúng hướng cho riêng mình ngay từ điểm đầu khi ông bước lên trên con đường nghệ thuật. Ông tiếp thu những bài học cổ điển và sự khai phá bản chất ngôn ngữ của trào lưu lập thể, cùng sự gắn bó với tinh thần nhân văn và trong cái nhìn về chiến tranh, đời sống con người.
Tác phẩm Tự họa - Họa sỹ Nguyễn Sáng
Nghệ thuật của Nguyễn Sáng khỏe khoắn, khoáng hoạt, nhưng chừng mực. Hình thể vững chãi, toát được thần thái mà không xô bồ, thô thiển. Nhân vật trong tranh vạm vỡ, có tư tưởng, có cá tính sống động như chính tác giả. Màu sắc khúc chiết sáng sủa đôi khi lạnh lẽo nhưng vẫn đầm ấm trữ tình. Ông kết hợp nhuần nhuyễn và sáng tạo các yếu tố dân tộc, dân gian và hiện đại nên tranh ông hấp dẫn, mới lạ. Tuy nhiên trong sự thành công về nhiều mặt ấy nhất định, không thể không có sự liên quan một phần về cuộc đời của Nguyễn Sáng. Một con người luôn trầm buồn tư lự, một đời để làm nghệ thuật cũng là một đời cô đơn trong cái sự sống tồn tại của đời thường, mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Một số phận khi tồn tại đã được bù lại bằng một sự nghiệp rạng rỡ. Đó có lẽ cũng là nhân duyên của ông, chẳng thế trong những nhân vật mà ông vẽ thì thường có đôi mắt mở to, trong sáng, tin yêu nhìn thắng vào cuộc đời. Hội họa Nguyễn Sáng là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực trong hội họa Việt Nam, hội họa của ông mang một dấu ấn đậm nét, góp phần vào di sản văn hóa dân tộc và nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Nguyễn Sáng thì cô đơn, thầm lặng nhưng tác phẩm của ông lại ấm áp tình đời, tình người.
Tóm lại, nói đến giá trị sơn mài của Nguyễn Sáng tức là nói đến khả năng tả thực tương tự như hội họa cổ điển Châu Âu. Nhưng Nguyễn Sáng chỉ dừng lại ở một tác phẩm để chứng tỏ sự ưu việt sơn mài ông đã hạn chế tính mỹ nghệ và trang trí của sơn mài và hướng nó đến sự biểu cảm mang tính tổng thể.Tranh sơn mài Nguyễn Sáng là sự khái quát về hình, sự đơn giản của mảng, trong không gian gần như quay lại hai chiều nhưng lại rất gợi cảm.Vẻ đẹp của sơn mài là lộng lẫy trong sáng, bởi thế tranh Nguyễn Sáng để càng lâu càng đẹp. Ông đã chú trọng kỹ thuật có chiều sâu của tác phẩm. Bằng không nhiều tác phẩm sơn mài Nguyễn Sáng vẫn thực sự đậm nét và giá trị trong làng hội họa sơn mài Việt Nam.