TRANH SƠN MÀI CỦA NGUYỄN GIA TRÍ

     Lối vẽ bằng sơn ta (lacquer) khoảng 10 năm gần đây đã được các họa sĩ Việt Nam nâng cao giá trị từ lối tô điểm chất phác của những thợ làm đồ sơn lên hẳn một nghệ thuật hội họa. Lối vẽ ấy, trong một dạo đã lôi cuốn hầu hết các họa sỹ có những khuynh hướng khác nhau: Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Cát Tường, Trần Quanh Trân, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân...

     Có phải vì những nét vàng son bóng loáng ấp ủ một cái gì có tính cách Á Đông làm rung động trong ký ức những bóng giáng quen thuộc và thân mật? Có phải vì vật liệu do cây bút vận dụng nhiều khi biến thành những kết quả kỷ thú không ngờ? Có phải vì ở đây, nghệ thuật hòa hợp một cách tự nhiên, dịu dàng với thực tế để tô thêm phần tráng lệ cho đời sống hàng ngày trên những bình phong, khay, hộp, cháp dầu, nắp quả? Tuy nhiên, sau một thời kỳ, tính quyến luyến ban đần đã đần phai nhạt: lối vẽ bằng sơn ta không hoàn toàn làm hài lòng các nhà hội họa bởi tại cái chất dùng để vẽ không đủ mềm mại đề diễn tả đầy đủ những cảm xúc muôn hình vạn sắc của nghệ sỹ. Cho nên rút cục lối vẽ bằng sơn ta chỉ được coi như một "nghệ thuật trang hoàng" mà trong đó họa sĩ chăm chú đến sự dàn xếp những hình và màu, chỉ cốt sao cho điều hòa và đẹp mắt hơn sự diễn tả những cảm giác riêng của mình. Đứng phương diện ấy, ta phải công nhận những bức vẽ của Phạm Hậu là những công trình tuyệt tác: ta phải phục tài và công phu của họa sĩ trong sự vận dụng cái chất quánh của sơn ta để vẽ thành những nét tinh vi, tỉ mỉ. Họa sỹ Phạm Hậu đã đặt sơn ta lên một địa vị rất cao trong nghệ thuật trang hoàng. Nhưng có một người đã nghĩ khác, đó chính là Nguyễn Gia Trí.

Trưng bày tranh tại Trường Mỹ thuật Đông dương đầu thế kỷ XX.

       Nhà họa sĩ này cách đây chừng 6 hay 7 năm trong một bức vẽ bầy ở cuộc triển lām mở tại trường Đại học đã tỏ cái ý định thực hiện bằng sơn là những mộng "Đẹp" về hình sắc mà xưa nay muốn thực hiện người ta chỉ dùng chất sơn tây (peinture) là một chất dẻo dai, dễ sai khiến, dễ biến hóa theo ý muốn của người vẽ. Cái ý định ấy bấy nay ông vẫn quả quyết theo đuổi và trong cuộc trưng bầy những bức vẽ sơn của ống vừa rồi, khách yêu tranh đã được sung sướng thưởng lãm một sự thành công kỳ diệu. Tôi có cảm giác như bị say mê bởi sức quyến dũ của một tài nghệ khác thường. Trước hết ta phải sửng sốt vì sự táo bạo của họa sĩ trong những nét chấm phá ngang tàng. Trông những vệt mây vắt ngang trời, những tà áo bay, những lùm cây bí hiềm, những vòm tối âm u, là tưởng như họa sĩ đã dùng bút vẽ quệt ngang quệt dọc, làm một cử động rộng rãi và mạnh mẽ, không một chút khó nhọc gì. Ta quên hẳn cái công phu của người vẽ (hoặc bằng sức mình, hoặc bằng sức của những người giúp việc) khi phải dán từng mảnh vụn vỏ trứng lên lớp sơn ướt để chắp thành cái vạt áo thướt tha kia, hoặc chấm từng nốt sơn màu nhạt dần để bầy trước mặt ta bây giờ một bóng núi lẩn trong lớp mây phảng phất. Đứng trước những họa phầm khác bằng sơn, ta khâm phục cái công trình kỳ công của tác giả bao nhiêu thì đứng trước tác phẩm này, ta không hề nghĩ đến sự làm việc của người vẽ, tâm hồn hoàn toàn bị rung động trước cái đẹp của hình dáng và mầu sắc. Đứng trước những tác phẩm khác, ta nhận thấy là cái bình phong, cái hộp, cái khay mà họa sĩ đã khéo tô điểm bằng những nét sơn. Đứng trước một bức vẽ này, ta chỉ thấy là một bức "tranh", ta ngắm một cảnh vật mà trong đó những hình những sắc phối hợp một cách nhiệm mầu để gây cho ta một cảm giác khoan khoái. Trong giây phút khoan khoái ấy, ta quên hẳn họa sĩ, sự vô ơn nên tha thứ! Như khi xem một lớp kịch khéo thực hiện, khán giả sống với cảnh trên sân khấu mà quên hẳn kẻ đóng trò. Là vì trong những bức "tranh" này, những hình dáng linh hoạt quá, những mầu sắc chồng xếp lên nhau, những ánh sáng viền lên bóng tối ảnh tự tay Hóa công xếp đặt. Và trong những hình dáng mầu sắc ấy như ẩn hiện một chút gì huyền ảo, đắm say, nồng nàn, còn run rẩy trong bóng tối hoà với máu, một sức sống cường liệt còn bế tắc, một linh hồn cương quyết, đam mê đang quằn quại vì muốn thoát nhanh ra ngoài ánh sáng.

#TôTử