TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM

Trong di sản của ông cha ta để lại về nghệ thuật tạo hình, ngoài những tác phầm điêu khắc thì về hội họa, tranh khắc gỗ dân gian là một vốn rất quý cho chúng ta ngày nay kẻ thừa và phát triển.

     Trước Cách mạng tháng Tám 1945, các họa sĩ hiện đại của ta đã có một số tác phầm khắc gỗ tốt đề lại như: Thuyền trên sông Hồng An Sơn của Đỗ Đức Thuận, Gội đầu của Trần Văn Cần, Chị bán rươi, Đi mưa của Nguyễn Gia Trí, Hai cô gái Mường của Nguyễn Văn Tỵ ... Do các tác giả đã biết phát huy truyền thống dân tộc cộng với vốn học kỹ thuật hội họa Âu châu, những sáng tác ấy vẫn được chúng ta ngày nay đánh giá cao. Tuy nhiên tranh khắc gỗ hồi đó còn ít người làm, các tác giả kể trên, đều làm những sáng tác ấy xen kẽ với những tác phầm về Lụa, Sơn mài, Sơn dầu ...

     Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, do nhu cầu phổ biến rộng rãi và kịp thời những nét sinh hoạt của xã hội mới, nên tranh khắc gỗ được phát triền nhanh chóng. Tết Nguyên đán năm 1945, đã có một phòng tranh vẽ các mẫu theo như tranh khắc gỗ dân gian (lúc đó gọi là bình cũ rượu mới) hình thức rất giống tranh tết cũ, nhưng nội dung lại phản ánh con người mới, xã hội mới. Hình ảnh Bác Hồ tưới cây, anh bộ đội, cô tự vệ, các dân tộc doàn kết, các cháu thiếu niên, nhi đồng, những sinh hoạt của cách mạng dều dược phån ánh với màu sắc tươi tắt, nét vẽ rõ ràng và khúc chiết. Các phòng tranh khác về bình dân học vụ, tăng gia sản xuất được quần chúng rất yêu thích. Từ đó ở khắp nơi trong toàn quốc phong trào sáng tác tranh khắc gỗ và theo phong cách dân gian được lưu hành rất rộng rãi.

Tác phẩm Chợ quê - Hoạ sỹ Nguyễn Tiến Chung

     Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm, tranh khắc gỗ vẫn là một thể loại được các họa sĩ sử dụng vì nó rất phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh, nó gọn nhẹ và dễ tìm kiếm vật liệu, tiến hành sáng tác lúc nào cũng được, trong những giờ nghỉ của một cuộc hành quân hay di chuyền cơ quan, đến địa điểm mới lại có thể bắt tay vào làm ngay. Dần dần từ hình thức thô sơ của bình cũ rượu mới, tranh khắc gỗ đã đi vào lề lối của công việc sáng tác nghiêm túc. Những tranh khác của Nguyễn Tư Nghiêm, Trần Đình Thọ, Nguyễn Văn Tỵ, Huỳnh Văn Thuận, Phan Kế An, Nguyễn Sáng ... đã vượt qua bước làm kịp thời đề trở thành những sáng tác nghệ thuật, dù làm trong một thời gian không dài lâu, vẫn có giá trị như các chất liệu khác.

     Từ ngày hòa bình lập lại năm 1954 cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, tranh khắc gỗ ngày càng dược phát triền và nâng cao. Cho đến nay thì tranh khắc gỗ đã giữ một vị trí xứng đáng với các chất liệu như lụa, sơn mài, sơn dầu và được giới thiệu rộng rãi ở trong nước, các nước xã hội chủ nghĩa và nhiều nước khác. Những tranh ấy đã phản ánh được con người và xã hội cách mạng nước ta, mang tính dân tộc rất đậm đà.

     Nghệ thuật tạo hình của dân tộc nào cũng có tranh khắc trên gỗ, trên dồng, trên đá, cao su ... thể loại này đã trở thành một bộ môn gọi là nghệ thuật đồ họa rất được phát triển và được công chúng yêu thích. Ngày nay các họa sĩ nước ta có dồi dào chất liệu khác như sơn dầu, lụa, sơn mài, phần màu, thuốc nước ... (không còn khó khăn như hồi kháng Pháp) vậy mà tranh khắc gỗ vẫn là sự mê say của nhiều họa sỹ, đặc biệt lớp trẻ được đào tạo từ cách mạng trở lại đây

     Đó chính vì tranh khắc gỗ đáp ứng được sự diễn đạt nội dung xã hội, có thề biểu hiện tất cả các chủ đề từ hùng tráng đến trữ tình, từ cảnh sinh hoạt nhiều người đến diễn tả vẻ đẹp của một bông hoa. Về ngôn ngữ tạo hình, tranh khắc gỗ đáp ứng được những rung động nghề nghiệp, sự cô đọng đường nét và mảng khối, chất gỗ làm nhuần nhị những nét và màu rất tinh tế mà chất liệu khác không thề có được. Quy trình sáng tạo của tranh khắc gỗ là kết quả của một công phu lao động phức tạp. Công việc khắc và in tuy rất khó khăn nhưng cũng rất hứng thú đổi với người sáng tác.

     Ngày xưa kỹ thuật khắc của ông cha ta để lại trên những bản gỗ còn giữ dược của dòng tranh làng Hồ và dòng tranh Hàng Trống cho thấy vì in nhiều, nên bản gỗ phải chọn loại quánh và dẻo như gỗ thị, nét khắc cao gần một phân tay. Cách in tay trên giấy dó, giấy bản với các loại màu sắc lấy từ đá (son), lá tre (đen), lá chàn (lam), hoa hòe (vàng) và vỏ điệp (trắng). Những màu sắc ấy thường được giữ nguyên chất, ít pha trộn vì ngày Tết muốn đem các màu sắc tươi vui vào những căn nhà thiếu ánh sáng của nông thôn cũ.

     Ngày nay các họa sĩ của ta phần lớn dùng gỗ lòng mực, gỗ thị dã có nhiều loại phẩm, màu, pha chế phù hợp với yêu cầu của nội dung diễn đạt. Chất gỗ và thớ gỗ tạo thuận lợi cho họa sĩ tìm tòi. Với cách in gỗ, nét không bị cứng, không sắc cạnh, màu sắc xốp và có âm thanh và một mảng màu, một nét vẽ trên giấy phải dùng nhiều kỹ xảo mới tránh được trơ trẽn thì màu và nét in từ gỗ ra cho tác giả những bất ngờ của rung động tạo hình và sự sinh động của ngôn ngữ hội họa.

Dụng cụ dùng trong tranh khắc gỗ

     Các chất liệu khác có nhiều yếu tố hỗ trợ, còn tranh khắc gỗ thì bị những hạn chế nhất định, điều đó làm cho các tác giả phải điều khiển đường nét và hình mảng một cách khéo léo, bị hạn chế mà vẫn phong phú, diễn tả ít mà vẫn đủ những cái cần thiết. Đó là sở đoản, sở trường của tranh khắc gỗ, là những khó khăn đồng thời đó lại là sự cám dỗ mê say đối với các tác giả. 

     Hiện nay rất nhiều họa sĩ đã chuyên về khắc gỗ. Truyền thống dân tộc của tranh dân gian cổ, kinh nghiệm của các đàn anh trước và sau 1945 cũng là những yếu tố rất cơ bản cho tranh khắc gỗ phát triển.

     Hiện nay tranh khắc gỗ của các họa sĩ Việt Nam có thể đứng ngang hàng với tranh đồ hoạ thế giới vì nó mang nội dung phong phú của xã hội Việt Nam từ Cách mạng 1945 đến nay, với trình độ nghệ thuật vững chắc và đã có nhiều tài năng mới.

#NXBVănHoá