SƠN MÀI

       Từ những năm 30 của thế kỷ XX, với sự tìm tòi thể nghiệm của nhiều họa sĩ thuộc thế hệ đầu tiên, Sơn mài đã từ một ngành mỹ nghệ thủ công trang trí ngày càng trở thành một chất liệu hội hoạ đích thực. Nhưng vị trí của Sơn mài không phải một sớm một chiều đã được khẳng định. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, thiếu thốn, bằng sáng tác và bằng lý luận, nhều họa sĩ trong đó tiêu biểu là họa sĩ Tô Ngọc Vân đã tiếp tục khẳng định vị trí hội họa Sơn mài. Hội nghị Văn hóa toàn quốc tại Việt Bắc năm 1948, hoạ sĩ Tô Ngọc Vân đã thuyết trình về Sơn mài. Sau đó, bài viết đã được in trên Tạp chí Văn nghệ số 5 (tháng 9-1948). Đây là một luận văn quan trọng khẳng định vị trí và khả năng to lớn của Sơn mài. Mặc dù do hạn chế về tư liệu, thông tin của kháng chiến, có vài ý có thể là bất cập so với hôm nay nhưng những điều tác giả khẳng định thì đã được chứng minh bằng thời gian và bằng sự phát triển của Sơn mài. 

Họa sỹ Tô Ngọc Vân

       SƠN MÀI (laquer) là một danh từ mới đặt mươi nằm nay để chỉ một kỹ thuật trước kia gọi là SƠN TA nhưng đã biển hóa hẳn do nghệ thuật mài sơn. Kỹ thuật SƠN TA cũng tương tự SƠN TÀU. SƠN TÀU - theo sách truyền - có từ đời nhà Hán, sử dụng cùng với SƠN TA một thứ nguyên liệu là sơn sống. Chất sơn sống này, ở nước ta, miền Phú Thọ sản xuất rất nhiều và vẫn bán sang Tàu và Nhật.

       Từ 1931 trở về trước, công dụng SƠN TA cũng như SƠN TÀU ở Tàu và SƠN NHẬT ở Nhật - là phủ bọc lên do vật làm nó tôn vẻ lộng lẫy, lên những vật dùng thường như cái khay, cái tráp, đôi guốc, đồ thờ như hương án, đài, bát đĩa... đồ trang trí như cău đổi, hoành phi, bình phong màu sắc để có: son, đen, nâu cánh dán, vàng bạc theo cổ truyền. Nói rõ ra, SƠN TA chỉ có công dụng trang trí, địa vị là ở trong trang trí. Mặc dầu ở Nhật, nghệ thuật sơn có tế nhị hơn cả, nhưng chưa một nước nào nghĩ đến tìm tòi, sử dụng nguyên liệu sơn một cách khác cổ truyền, phiêu lưu trong nghệ thuật sơn để tìm một con đường nào làm tăng phẩm giá mỹ thuật sơn bằng cách phát minh thêm khả năng của nó.

       Bắt đầu năm 1931, nhân có cuộc triển lãm quốc tế tại Paris, nghệ sĩ Việt Nam muốn trình bày tại đây những tác phẩm mỹ thuật có tính cách dân tộc Việt Nam, đã dùng SƠN TA làm một phương tiện hội họa, sáng tác vài bức tranh Sơn mài. Xét những tác phẩm này, ta nhận thấy ý định thoát ly Sơn ta ra ngoài địa vị trang trí nhưng ý định còn ngập ngừng chưa quả quyết. Bút pháp tuy khác, màu sắc có đấu trộn ngoài tục lệ cổ truyền, nhưng kỹ thuật vẫn còn là kỹ thuật Sơn khay, Sơn tráp. Thực ra những tác phẩm này chưa nhích được chất sơn ra ngoài vị trí cũ một tấc nào. Phải chẳng nghệ sĩ đã rụt rè vì thấy quá to, việc chuyển hướng một kỹ thuật đã già hai ngàn tuổi.

       Song từ 1931 trở đi, nhờ sự tìm tòi thiết tha của một số họa sĩ có tài bỏ SƠN DẦU để chuyên hẳn về SƠN TA, SƠN TA vượt được ra ngoài nơi cầm hãm, ngang nhiên trên đường bao la của hội hoạ, của phương trời xa lạ mà tiến. Từ cái tráp, chiếc guốc, nó vượt lên bức hội họa lồng khung quý giá, từ một phương tiện phụ thuộc làm tôn vỏ đổ vật, nó trở nên một phương tiện độc lập diễn đạt nổi tâm hồn người nghệ sĩ một phương tiện phong phú lấn át cả SƠN DẦU. Quên dĩ vãng, SƠN TA đổi tên nhũn nhặn là SƠN MÀI. Thấy SƠN MÀI vừa xuất hiện, hầu hết giới nghệ sĩ Việt hoan nghênh. Họ thấy ở SƠN MÀI một kỹ thuật mới, sáng tạo do tay người hoạ sỹ thích hợp với thủy thổ nước mình, thuận tiện để diễn đạt những nhu cầu nghệ thuật của mình. Người ngoại quốc đến nước ta hoàn toàn hoan nghênh SƠN MÀI, coi nó là một phát minh mới nhất trong hội họa và nhiệt liệt khuyến khích.

       Song cũng một số người Pháp thực dân thấy SƠN TA vừa ra khỏi địa vị trang trí vội kêu lên "đứng lại". Tờ Voilon té indochinoise hồi ấy tuyên bố rằng SƠN TA không nên và cũng không có thể đi vào con đường hội họa, không nên vì nó đang được việc cho trang trí, đưa nó đi chỗ khác làm gì, không có thể vì phương tiện của nó nghèo nàn không đủ màu sắc để diễn tả tạo vật một cách xác thực. Ngay hồi đó, trên một tờ báo, chúng tôi đã bàn những lý, không vững ấy đi rồi. Và những tác phẩm SỐNG MÃI trình bầy trước công chúng từ 1935 tới nay đã chứng tỏ rằng SƠN MÀI vào hội họa là đi đúng đường mình, đường hội họa không nhằm mục đích truyền lại tạo vật, mà chuyên về diễn đạt đời sống bên trong con người nghệ sĩ, cũng như hội hoạ thủy mạc Trung Quốc và hội họa SƠN DẦU hiện đại của thế giới.

       Ngày nay sau nhiều lần theo dõi các bạn nghệ sĩ SƠN MÀI, sau khi chính mình đã thực nghiệm ít lâu, chúng tôi tin tưởng mà tuyên bố rằng: không những SƠN MÀI đã là một ngành hội hoạ. SƠN MÀI sẽ còn là một ngành hội họa đủ năng lực cách mạng hội hoạ của thế giới hiện nay đang mắc nghén trong một đường cắt không có lối thoát. Đây là điểm chính tôi đưa ra trình Hội nghị. Xin dẫn chứng:

       Trước hết hết chúng ta hãy xem kết qua lịch SƠN DẦU tiêu biểu cho hội họa thế giới ngày nay. Gốc ở Âu châu, truyền sang Tàu và Nhật hơn một trăm năm, tới nước Việt Nam 20 năm, SƠN DẦU là một phương tiện hoàn toàn nhất để thực hiện nghệ thuật tả chân trong hội họa, là một ngành hội họa được tất cả các nước tân tiến trên thế giới mến chuộng và do thế đã quốc tế hóa. 

       Từ thời phồn thịnh PHỤC HƯNG Ý (Renaissance italienne) SƠN DẦU cứ nhằm cái đích tả chân mà tiến. Nghiên cứu về giải phẫu thân người, tìm định luật xa gần (perspective) là cốt để thêm năng lực cho hội hoạ đến được cho diễn tả tạo vật một cách hoàn toàn xác thực. Tới khi nhiếp ảnh, một phương tiện khoa học, truyền thần được tạo vật sáng chế ra thời SƠN DẦU đang tiến trên đường tả chân liền ngừng buớc. Thấy cái đích tả chân, đã có nhiếp ảnh đặt trước rồi, hội họa ngập ngừng muốn chuyến hưởng. Nhưng hướng về phương nào. 

       Từ đây trở về trước, họa sĩ tứ phương đều nhìn về nước Ý, coi nghệ thuật của RAPHAEL, MICHEL ANGE LEONARD DE VINCI là tột đỉnh của hội hoạ, tìm ở đấy nguồn sống cho tác phẩm của mình, một nguồn sống mà ngày nay mình đã già yếu đi rồi, không con hợp thời nữa. Những nhà triết học Đức đồng thời - theo CAMILLE MAUCLAIR- tuyên bố rằng "phương Tây đã rút kiết cái tinh túy La tinh hết rồi, muốn tìm sinh lực mới, phương Tây phải hướng về Á Đông. Tình trạng này xảy ra cuối thế kỷ thứ 19, giữa không khí hoang mang ấy. Hai anh em GONCOURT đầu tiên giới thiệu với công chúng Âu Châu một số tranh khắc gỗ Nhật Bản, Những tranh này vừa ra mắt, hội hoạ liền thấy ngay nguồn sống mới của mình. Thế rồi một cuộc cách mạng nổi lên, kéo hội họa ra ngoài khuôn dập cũ, đất nghệ thuật hội họa vào con đường mới, đi từ chỗ chi vụ thực tới một độ nào, đến chỗ không còn vụ thực một chút nào, đến chỗ siêu thực mà hội họa đang ở ngày nay. Trên đường, khởi phát điểm là Ma-ne (người Pháp), đoạn đường đang ở ngày nay la San-do Ba-li (người Y) đi qua Go-danh Matt (người Pháp), Sa-gan (người Nga), Van Gốc (người Ha-lan), Pi-cat-xô(nguời Tây-ban-nha). Uy quyền của môn phái mới lừng lẫy ảnh hưởng lan tràn khắp Tây qua Đông, đến Nhật Bản và đến cả Việt Nam, cho mãi tại trận đại chiến vừa qua.

       Nhưng ngay trong thắng thế, môn phái hội họa này mà người ta mệnh danh là "HỘI HOA SỐNG" đã mang sẵn cái mầm chết của nó. Là vì nó vẫn chỉ chạy quanh cái vòng luẩn quẩn Ma-nê, Đa-li mà không thoát ra được. Những nghệ sĩ kể trên chỉ đào tạo những Ma-nê nhỏ, Pi-cát-xô hẹp khổ, Van Gốc tí hon mà thôi, Họa sĩ đã thấy chán cái chất SƠN DẦU, thấy nó bất lực để phụng sự sáng tác hội hoạ theo nhu cầu nghệ thuật mới. Chính Pi-cat-xô đã phải trộn cát vào SƠN DẦU để biến SƠN DẦU thành một thể chất khác. Thay cho bút, người ta vẽ bằng ngón tay bằng bàn chải, bằng dao để tạo cho một phẩm chất mới. Nhưng xoay SƠN DẦU theo chiều nào, người ta vẫn cứ bắt mãn. Và sau 50 năm biến cải, SƠN DẦU hiện tại ở vào tình thế hoang mang hồi cuối thế kỷ trước, lại không biết tìm sinh lực mới ở phương nào, lại đứng ngừng trong con đường cụt mới. Dư luận Âu châu thắc mắc hỏi: "Hội hoạ nên hướng về đâu?"

Tác phẩm Nghỉ chân bên đồi - Họa sỹ Tô Ngọc Vân

       Chúng tôi đáp hướng về Việt Nam. Hội họa thế giới, theo ý chúng tôi, sẽ thấy lối cải sinh cho mình trong SƠN MÀI. Thể chất lộng lẫy của SƠN MÀI làm thỏa nghệ sĩ khát khao đi tìm một chất phẩm mới, ngon mắt và xúc động mạnh hơn SƠN DẦU. Thể chất Sơn cánh dán, sơn then, vàng bạc ở SƠN MÀI linh biến, linh động, không còn là thể chất không hồn nữa.

       Màu của SƠN MÀI đầm thắm, sắc nhị âm vang sâu rộng, rung tới tận đáy lòng người xem. Không một màu đỏ SƠN DẦU đứng cạnh mầu Son của SƠN MÀI mà không bị tái nhợt. Chưa thấy một mầu đen SƠN DẦU nào đặt cạnh màu đen của SƠN MÀI mà lại không bị bạc và trơ. Sự tìm tòi phẩm chất và sự tìm tòi màu sắc dung hợp là đặc điểm của hội họa SƠN DẦU hiện đại. Cả hai, sau ảo tưởng lúc đầu, hội họa SƠN DẦU đã không thể cung cấp đủ.

       Sự chia rõ các họa sĩ ra phái khuynh hướng về hình, phái thiên về sắc, phái trọng phẩm chất, sở dĩ xảy ra, cũng chỉ vì SƠN DẦU bất lực để dung nạp cả ba khuynh hướng trong cùng một tác phẩm. Bởi nó khi thỏa mãn được khuynh hướng này thì lại vì thế làm bật khuynh hướng khác đi. SƠN MÀI có sắc phẩm, có chất phẩm đủ năng lực để làm tan cái mâu thuẫn giữa hình, sắc chất, mâu thuẫn có đã từ non một thế kỷ. SƠN MÀI là một ngành hội hoạ mới, do tay người Việt Nam dựng lên, sẽ đem lại cho thế giới hội họa sự điều hòa giữa Hình - Sắc - Chất đang mong đợi và sự điều hòa những khuynh hướng trái ngược nhau nó đã gạt những nghệ sĩ cùng một tha thiết với cuộc sống ra từng nhóm cách biệt và mâu thuẫn.

       Ở tình thế đặc biệt kháng chiến của nước ta, SƠN MÀI là hoạt động hội họa độc nhất có thể thực hiện được bởi những nguyên liệu dùng cho SƠN MÀI chúng ta có sẵn để tự cung. Bị gián đoạn đảo lộn lúc đầu kháng chiến, SƠN MÀI ngày nay lại hoạt động. Sự nghiên cứu kỹ thuật SƠN MÀI cho được hoàn mỹ lại tiếp tục. Cuộc kháng chiến càng trường kỳ chúng ta lại càng đủ thời giờ để đưa SƠN MÀI đến tột bực của ĐẸP, để phút đầu độc lập của chúng ta, SƠN MÀI được điêu luyện trong tay người Việt Nam, sẽ trao như kỷ niệm của những người chiến đấu cho tự do hòa bình, trao sang tay các nhà nghệ sĩ trong thế giới, góp một phần vào sự xây dựng một nền văn nghệ mới cho nhân loại.

#TôNgọcVân

*Thuyết trình đọc trước hội nghị Văn hóa toàn quốc, ngày Văn nghệ 19-7-1948.