NGUYỄN GIA TRÍ (GIAI ĐOẠN 1939 - 1944)

     Hoạ sỹ Nguyễn Đỗ Cung (nhà sáng lập Viện Nghiên cứu Mỹ thuật, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, người góp công đầu đào tạo lớp nghệ sỹ và những nhà nghiên cứu Mỹ thuật trẻ kế tục của Việt Nam) viết về hoạ sỹ Nguyễn Gia Trí trong giai đoạn 1939 - 1944, ông rất vui mừng, thích thú trước những tác phẩm tranh sơn mài mới của hoạ sỹ Nguyễn Gia Trí

Tác phẩm Lễ hội đầu năm - Hoạ sỹ Nguyễn Gia Trí

     Cùng với mấy tấm tranh sơn mài mới xong gần đây, họa sĩ Nguyễn Gia Trí có bày một bức sơn mài xong từ năm 1939. Năm năm, 1939 - 1944. Một kết quả làm ta ngạc nhiên.

     Chất sơn mài đủ bất đầu nhắc cánh.

     Tôi muốn nhận thấy cái sinh lực đầu mối của sự tiến hóa đó.

     Đen, đỏ, vàng. Với những màu hơn kém nhau chút ít của nghề sơn, họa sĩ đã cho ta một cuộc sống mà sự giàu sang tương tự như cuộc sống thực của ta.

     Sự tạo tác bao giờ cũng đẹp.

     Còn gì khô sượng bằng vỏ trứng gà giữa mấy màu đen, đỏ. Vỏ trứng đó đã thành ánh sáng nhễ nhại và huyền diệu trên thân thể của một thiếu nữ mặc áo đỏ trên một bức sơn mài.

     Giữa một cảnh lộng lẫy, thiếu nữ đó đã tưng bừng đi ra cũng mặc áo xám xanh.

     Áo xám xanh này chỉ có sơn đen và vỏ trứng gà.

     Không còn có thể nghĩ đến sự đưa đám ở họa sĩ. Những hình thù thốt ra đanh thép như vẫn sống như vậy từ bao giờ, giản dị và bền bỉ như những vật thiên nhiên. Kết quả của suy nghỉ và kinh nghiệm. 

     Tôi thử so sánh hai cái bóng nước: một cái bóng nước trên bức bình phong treo trong cùng buồng triển lãm; cái nữa trên tấm tranh sơn mài tôi vừa nói đến ở trên. Bức trong còn gần sự thực trông thấy. Mà ở bức ngoài mới là kỳ thú, phóng khoáng, linh động, giàu mạnh và rực rỡ. Bức trong còn nhút nhát làm từ 1939. Bức ngoài mới xong gần đây. Bức trong gợi hình ảnh một bức thủy mặc. Bức ngoài mới là bằng sơn mài, hợp lý và quên sống tự nhiên.

     Người ta đã quên chất sơn, quên đầu đề, quên hết để mà tưởng được sống giàu sang cảnh họa sĩ Nguyễn Gia Trí.

     Nhưng có thể nào đầu mối sự huyền diệu đó không khởi sự trong lòng họa sĩ?

     Hơn cả, tôi thấy mê mẩn trước một bức tranh điều hợp phác bằng sơn bột. Bức này treo chỗ thoạt vào phía tay trái, sau hai bức phỏng họa.

     Một cuộc lộng vũ có chừng mực. 

     Ở đây lại phảng phất một mối yêu đương chung gì, yêu đương huy hoàng mà hàng ngày tôi cảm ơn. Thiêng liêng tuyệt đối vẫn cho tôi hưởng trong cuộc sống Nên tôi phải cảm ơn anh. Anh gợi lên cho tôi phong phú và rõ rệt. Anh đã nói thực, vì đã nghe mãnh liệt. Bằng tin tưởng sung sướng, tôi bay theo, tuy cũng đã như họa sĩ, anh dùng rất nhiều cung bậc, tuy người bay trước tôi thật kỳ dị và thông thái. 

     Nhưng dù thông thái thế nào, anh cũng đã cố gắng, nên tôi mới không thể nào cưỡng nổi và không tin ở anh. Sung sướng, tôi thấy cả tôi. 

#NguyễnĐỗCung