NGHIÊN CỨU SO SÁNH TRANH SƠN MÀI TRUNG QUỐC VÀ TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM

      Trên thế giới, vẽ tranh sơn mài và làm đồ sơn chỉ có hai quốc gia, đó là Trung Quốc và Việt Nam. Bài báo này phân tích so sánh nguồn gốc lịch sử, tình hình phát triển và tình hình sáng tạo của tranh sơn mài hai nước, để hai nước có thể học hỏi lẫn nhau trong việc phát triển tranh sơn mài.

      I. Nguồn gốc lịch sử của tranh sơn mài Trung Quốc và tranh sơn mài Việt Nam

      Trung Quốc là quốc gia đầu tiên khám phá và sử dụng sơn tự nhiên. Mặc dù thực hiện các hình thức "vẽ" không phải là hiếm trong sơn mài trang trí cổ đại Trung Quốc, nhưng không bao giờ tách rời các dụng cụ (đồ vật được trang trí bằng sơn) để trở thành một sáng tạo nghệ thuật hoàn toàn riêng biệt bằng hình thức sơn mài.

      Sự độc lập thực sự của sơn mài có liên quan chặt chẽ đến đào tạo nghệ thuật hiện đại. Trong đào tạo nghệ thuật, người ta đã áp dụng kỹ thuật sơn mài truyền thống vào thực tiễn sáng tạo hội họa, và dần dần khám phá các hình thức nghệ thuật mới của "sơn mài".

      Bức tranh đầu tiên sử dụng sơn tự nhiên là tranh sơn mài Việt Nam. Việt Nam cũng là quốc gia có truyền thống sơn mài phong phú. Cái nôi của tranh sơn mài Việt Nam - Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, được thành lập năm 1925 bởi người Pháp là Victor Taraieu. Trong những năm 30 của thế kỷ 20, Việt Nam là một thuộc địa của Pháp, nên hệ thống giảng dạy, đào tạo của trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã được áp dụng khái niệm giáo dục phương Tây. Trong đào tạo của trường, người Pháp đã không áp đặt theo mô hình phương Tây một cách hoàn toàn mà vào thời điểm đó, các giáo viên Pháp khuyến khích sinh viên Việt Nam khám phá những ưu điểm truyền thống mỹ thuật của họ, họ đã mời các nghệ nhân dân gian đến lớp học để khuyến khích sinh viên Việt Nam phát triển nghệ thuật truyền thống của quốc gia họ. “Hai năm đầu tiên học tất cả chương trình, năm thứ 3 học chất liệu, học sơn dầu và học sơn mài"(1) “Vì vậy, một nhóm sinh viên nghiên cứu kỹ thuật sơn dầu, rồi bắt đầu nghiên cứu các kỹ thuật sơn mài truyền thống và cố gắng sử dụng nó trong việc vẽ tranh, bắt đầu tìm tòi, khám phá chất liệu sơn mài. "Các nghệ sĩ đòi hỏi sự tôn trọng và nguyên tắc bảo quản nghiêm ngặt loại vật liệu này, phá bỏ tất cả cách làm truyền thống, thể hiện ý tưởng nghệ thuật của riêng mình. Vì vậy, tranh sơn mài ra đời.”(2) Tranh sơn mài tại Việt Nam ngày càng có địa vị vững chắc trong làng hội họa, rồi dần dần phát triển thành "quốc họa" của Việt Nam, tầm ảnh hưởng quốc tế cũng ngày càng tăng dần lên.

      Sự ra đời của sơn mài hiện đại Trung Quốc không thể tách rời với sự ảnh hưởng trực tiếp của sơn mài Việt Nam. Năm 1962, "Triển lãm Tranh sơn mài Việt Nam" được trưng bày tại Bắc Kinh và Thượng Hải, đã gây tiếng vang lớn trong giới mỹ thuật và xã hội. Trong tranh sơn mài của Việt Nam, mọi người nhìn thấy việc dùng loại vật liệu sơn truyền thống có thể thể hiện một thế giới nghệ thuật rộng lớn. Điều này đã khích lệ nghệ thuật sơn mài của người Trung Quốc.

      Trong quá khứ, Học viện Nghệ thuật và Thủ công của Kiều Thập Quang, Lý Hồng Ấn đã tìm tòi tư liệu bích họa, đến công xưởng sơn mài Phúc Châu bái sư học nghệ. Năm 1964, Bộ Văn hóa đã gửi ông Thái Khắc Chấn của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Quảng Châu và ông Chu Tế Phó của Học viện nghệ thuật và Thủ công Trung ương đến Việt Nam học sơn mài. Ngoài ra, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Sơn Tây và những nơi khác cũng có một số họa sĩ, nghệ nhân sơn mài truyền thống cũng bắt đầu nghiên cứu sơn mài. “Từ đó, nghệ nhân ngành sơn mài Trung Quốc, các họa gia cũng dần công nhận tranh sơn mài là hội họa, và bắt đầu nghiên cứu về sơn mài hiện đại Trung Quốc.”(3)

Tác phẩm Tổ lao động - Họa sỹ Thái Khắc Chấn (tác phẩm tốt nghiệp tại Việt Nam 1966)

      II. So sánh về sự phát triển của tranh sơn Trung Quốc và tranh sơn mài Việt Nam

      1. Tên gọi của sơn mài của hai nước không giống nhau

      Về tên gọi họa chủng sơn mài của Trung Quốc và Việt Nam là khác nhau. Người Việt gọi sơn mài (漆画 - (qī huà) là "tranh sơn mài" (磨漆画 - mó qī huà).(*) Quá trình ra đời của sơn mài hiện đại Trung Quốc đã ảnh hưởng và lấy cảm hứng từ tranh sơn mài Việt Nam, vì vậy Trung Quốc cũng sử dụng tên này của Việt Nam. Ở Trung Quốc, lần đầu tiên khái niệm "sơn mài" rõ ràng được đề xuất và sử dụng là trong "Triển lãm Nghệ thuật Sơn mài Phúc Kiến" được tổ chức vào tháng 8 năm 1979. Từ “tranh sơn mài” Trung Quốc thường dùng và “tranh sơn mài” Việt Nam thường dùng chỉ khác nhau có một chữ (một động từ “mài - 磨”, cũng làm cho khái niệm và ý nghĩa của nó không giống nhau. Kiều Thập Quang tiên sinh đã viết về việc đặt tên “tranh sơn mài” như sau: “tranh sơn mài rất phong phú và đầy màu sắc. Mài nhẵn chẳng qua chỉ là một phương pháp thủ công. Căn cứ vào yêu cầu của hiệu quả nghệ thuật, được mài chủ yếu trên mặt bức tranh, được dùng bổ sung trên một số bức tranh theo quy tắc nhất định; có những bức tranh không cần phải mài. Vì vậy "tranh sơn mài" (mài tranh) chỉ có thể tham khảo các quá trình mài như là phương tiện chính của bức tranh, và "sơn mài" có thể bao gồm "tranh sơn mài" trong tất cả các nội dung của quá trình vẽ tranh.(4)Trong bài viết này, Kiều Thập Quang tiên sinh đã đưa ra các điểm tương đồng và khác biệt của "sơn mài" và "tranh sơn mài", đối với “sơn mài" là tên, và cũng đặt nền tảng lý luận làm cho sơn mài Trung Quốc phát triển. Ở Trung Quốc, cái tên "sơn mài" đã dần được công nhận bởi giới mỹ thuật, Và cuối cùng thành tựu là tên gọi của một chủng họa cũng được thiết lập.

Tác phẩm Cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng, 180x90cm, sáng tác năm 2011 - Họa sỹ Kiều Thập Quang

      2. Tình trạng phát triển khác nhau của sơn mài hai quốc gia

      Tại Việt Nam, bộ môn sơn tranh sơn mài nằm tại hệ hội họa, trong các họa gia Việt Nam, bất kể loại hình chuyên môn nào cũng có thể tham gia vào việc thực hành sơn mài, họ chuyển tải đặc điểm và ưu điểm riêng lên mỗi bức tranh sơn mài. Họa gia vẽ chồng nhiều lớp khác nhau làm cho phong phú thêm về sắc trên bề mặt tranh, hệ thống đào tạo mỹ thuật của Việt Nam đã gây dựng và cho ra đời một nhóm các họa gia vẽ tranh sơn dầu, nhưng cũng sáng tác tranh sơn mài rất tốt.

      Ngược lại, sự phát triển của tranh sơn mài Trung Quốc hơi khác với Việt Nam. Trong quá trình hình thành và phát triển, sơn mài Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp cũng như lấy cảm hứng từ tranh sơn mài của Việt Nam, nhưng chủ yếu có lẽ khởi đầu từ truyền thống lâu đời trong nghệ thuật Trung Quốc. Và ngành sơn mài thiết lập trong hệ thống hội họa Việt Nam lại khác, sơn mài Trung Quốc chủ yếu được thiết lập và dạy trong khóa trình tại khoa nghệ thuật sơn mài chuyên nghiệp hoặc khoa nghệ thuật trang trí chuyên nghiệp. Ở Trung Quốc, ngành sơn mài truyền thống luôn thuộc về thể loại thủ công mỹ nghệ. Bộ môn nghệ thuật sơn mài cũng thuộc về một loại thủ công mỹ nghệ trong trường Cao đẳng Nghệ thuật. Vì vậy, trong vị trí ngành học, sơn mài Trung Quốc không đơn thuần như tranh sơn mài Việt Nam. Ở Trung Quốc, sơn mài là một họa chủng độc lập thuộc về hội họa, đồng thời cũng là một môn thuộc về ngành nghệ thuật sơn, hai lĩnh vực được định vị rõ ràng.

Tác phẩm Nữ dân quân Việt Nam - Tác giả Thái Khắc Chấn

      Hai chủng loại phát triển trong hai nền tảng khác nhau dẫn đến tình trạng sơn mài hai nước phát triển cũng khác nhau. Sơn mài Trung Quốc là một ngành học được định vị và phát triển trong ngành công nghiệp và nền văn hóa, nên trong một thời gian dài được phân loại là hàng thủ công mỹ nghệ trong danh mục nghệ thuật trang trí. Do đó mà sơn mài Trung Quốc cũng hình thành trong bối cảnh này nên các tính năng và phong cách vẽ tranh sơn mài cũng khác với Việt Nam.

      3. So sánh tranh sơn mài Trung Quốc và tranh Việt Nam

      Tranh sơn mài Việt Nam về cơ bản có hai hệ thống chính: Một là “loại truyền thống”, họ đã đưa nghệ thuật sơn mài truyền thống, đưa sắc thái mỹ học vào sơn mài, bề mặt thường sử dụng màu đen, đỏ, vàng và các màu truyền thống khác; so với kiểu truyền thống, ngoài ra còn có một hệ thống hiện đại, trong hệ thống này, họ đưa khái niệm của hội họa hiện đại vào việc sáng tác tranh sơn mài. Tranh sơn mài Việt Nam ngay từ khi thành lập cũng được giảng dạy cùng với sơn dầu, và hai thể loại này cũng bổ xung cho nhau, liên kết chặt chẽ với nhau, trong quá trình phát triển này, có rất nhiều các họa gia có thâm niên khác tham gia vào việc vẽ tranh sơn mài. Vì vậy, trong tranh sơn mài Việt Nam, việc đưa đặc trưng thẩm mỹ cũng như thủ pháp của sơn dầu vào sáng tác tranh sơn mài, đã làm cho tranh sơn mài có thêm nhiều đặc trưng và ngôn ngữ hiện đại. Thông qua nhiều tác phẩm tranh sơn mài của Việt Nam có thể thấy rằng chúng được vẽ theo lối của sơn dầu phương Tây, đặc biệt là có sự tác động, ảnh hưởng lớn bởi sơn dầu theo phong cách của chủ nghĩa hiện thực, mô phỏng thực tế hơn, có đủ tính chất mạnh mẽ của hội họa. Nếu nói tranh sơn mài Việt Nam đang trong quá trình phát triển là hội họa (đặc biệt là sơn dầu), như vậy sơn mài Trung Quốc với nghệ thuật trang trí truyền thống cùng lối vẽ tỉ mỉ, rất sâu và đậm màu có "quan hệ huyết thống". So với đặc điểm của tranh sơn mài Việt Nam, sơn mài Trung Quốc có phong cách và một khuynh hướng thẩm mỹ cao hơn, mặt tranh trang trí rất phong phú và thú vị. phong cách trang trí chiếm tỉ lệ lớn trong sơn mài.

Tác phẩm Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ - Tác giả Nguyễn Sáng

      Trong kỹ thuật công nghệ và sản xuất, tranh sơn mài Việt Nam được sử dụng rộng rãi trong tranh là "Miêu tả”, một số họa gia sơn mài gần như cố giữ sắc sơn giống như các sắc tố khi vẽ tranh sơn dầu, điều này rõ ràng là đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu vẽ sơn dầu. Vì vậy, một số bức tranh sơn mài Việt Nam trông giống như tranh sơn dầu.

      Nói chung, phương pháp, kỹ thuật của tranh sơn mài Việt Nam khá tự do cả về tỉ lệ, màu sắc, và nội dung..., có sức biểu hiện nghệ thuật mạnh mẽ. Tranh sơn mài Việt Nam ít chịu ràng buộc bởi các phương tiện kỹ thuật của nghệ thuật sơn mài truyền thống, mà khám phá sâu hơn trong ngôn ngữ của nghệ thuật sơn mài. Tất nhiên điều này cũng nên chia thành hai để phân tích, một phần các tác phẩm tranh sơn mài của Việt Nam người ta cũng làm tương đối thô ráp, xử lý kỹ thuật vật liệu có cảm giác như không được duyên dáng. “Dùng vật liệu sơn tự nhiên để tạo ra các hiệu ứng giống như sơn dầu có xu hướng quan trọng nhưng cũng rất khó khăn. Nhiều tác phẩm trong hội họa và nghệ thuật sơn mài kết hợp với nhau không phải là lý tưởng, các đặc tính của sơn mài không được sáng sủa, những ưu điểm của sơn mài vẫn chưa được phát huy đầy đủ. thậm chí có những tác phẩm hoàn thiện nhưng rất cẩu thả. (5) Ngược lại, sơn mài Trung quốc trước nhất là nhấn mạnh đến vẻ đẹp của ngôn ngữ sơn mài, vẻ đẹp thủ công, chú trọng nhiều hơn đến phương tiện vật liệu, làm cho duyên dáng trang nhã. Vật liệu và kỹ thuật của sơn mài Trung Quốc chủ yếu từ sự kế thừa từ công nghệ sơn truyền thống, vì vậy, trong quá trình sáng tác sơn mài, các thành phần làm nên nghệ thuật được bảo lưu tương đối mạnh. Kỹ thuật của sơn mài truyền thống Trung Quốc và công nghệ sơn truyền thống có một không gian và quá trình cũng như sự sở hữu rõ ràng, thậm chí ngay cả các tiêu chuẩn thẩm mỹ của sơn mài và các tiêu chí cũng chịu ảnh hưởng của nghệ thuật sơn mài truyền thống, chẳng hạn như một số sáng tạo sơn mài cũng tao nhã “Bình (bằng phẳng), quang (sáng sủa, rạng rỡ), lượng (bóng bẩy, rõ ràng)…”. chú trọng đến “tính tinh xảo của mỹ nghệ”, nhấn mạnh đến "chất sơn" trong tranh sơn mài, là một tính năng chính của sự sáng tạo sơn mài Trung Quốc. Tuy nhiên sơn mài Trung Quốc vẫn còn phải đối mặt với việc phải làm thế nào để tích hợp được với quá trình của nghệ thuật sơn truyền thống, nhiệm vụ xây dựng hệ thống kỹ thuật, ngôn ngữ sơn mài hiện đại.

Tác phẩm Tát nước đồng chiêm - Họa sỹ Trần Văn Cẩn

      Trần Văn Cẩn, “Tát nước đồng chiêm”, Sơn mài 1958

      Trong biểu hiện của đề tài, các họa gia sơn mài của Việt Nam có một ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm xã hội, họ yêu cuộc sống. Trong tranh sơn mài Việt Nam chúng tôi thường thấy các đề tài như chiến tranh, quân sự và dân sự của Việt Nam và các chủ đề lịch sử khác của tác phẩm. Tranh sơn mài Việt Nam đã phá vỡ khá nhiều chủng loại sơn mài trang trí truyền thống, các khía cạnh khác như chủ đề được mở rộng rất nhiều, phong phú và đa dạng. Nhìn chung, tính chất chung của sơn mài Trung Quốc như tính biểu hiện, đề tài đang trong giai đoạn bắt đầu, tham gia vào chiều sâu và bề rộng của cuộc sống thực tiễn như sơn mài Việt Nam vẫn còn một khoảng cách nhất định. Nhưng số người đi sâu ủng hộ tìm tòi hoàn toàn, đặc biệt đáng chú ý là sự nổi lên trong các tác phẩm ở những năm gần đây, mức độ quan tâm đối với cuộc sống của các tác giả hiện thời, đề tài sơn mài phải được cải tiến và phải có động lực phổ biến ở nhiều khía cạnh lên một trình độ cao.

      4. Kết luận

      Sơn mài Trung Quốc và tranh sơn mài Việt Nam đều xuất phát từ nghề sơn mài mỹ nghệ truyền thống, được sinh ra từ một nguồn gốc, trong nghệ thuật sơn mài truyền thống trên cơ sở kế thừa và phát triển, trong xã hội tương ứng với từng quốc gia, phát triển và trưởng thành trong vùng đất văn hóa. Lĩnh vực sơn mài trên thế giới chỉ có hai quốc gia có và phát triển, đó là Trung Quốc và Việt Nam. Trong quá trình thăm dò đến vài thập kỷ, tình hình phát triển của họ có một số điểm chung, và có một số khác biệt. Phân tích và so sánh các điểm chung, sự khác biệt của họ, có thể làm cho chúng ta hiểu rõ hơn đặc điểm riêng của họ. Vì vậy, trong quá trình phát triển, tốt hơn là học hỏi lẫn nhau. Đây là một lợi ích rất lớn đối với sơn mài Trung Quốc. Chúng tôi mong muốn sự hợp tác của hai quốc gia để thúc đẩy sự phát triển văn hóa sơn mài truyền thống.

#Điền Huy
#LêBáThanh dịch

Ghi chú của người dịch: (*) sơn mài (漆画 - (qī huà) và tranh sơn mài (磨漆画 - mó qī huà) thc ra là khác nhau. 漆画- qī huà mà Trung Quc gi, nếu dch sát nghĩa là sơn ha, hoc tranh sơn. Còn磨漆画 - mó qī huà mà Vit nam gi mi đúng là tranh sơn mài. Hai tên gi này ch khác nhau một động từ “mài - , ý là trong quá trình v, ha sĩ it nam dùng phương pháp mài để l các lp sơn đã v còn n bên dưới lên, làm cho bc tranh có nhiu sc độ. Tuy hai tên gi gia Vit Nam và Trung Quc khác nhau, nhưng c hai quc gia, dù tên có khác nhau nhưng vẫn được hiểu ngầm là “tranh sơn mài.

Tài liệu tham khảo:

1. Kiều Thập Quang: "Ghi chú khảo sát tranh sơn mài Việt Nam" (Quan Sát Mỹ thuật), 1998.5, trang 77

2. Trần Văn Cẩn: "Sơn Việt Nam và tranh sơn mài", (tranh sơn mài Việt Nam), Nhà xuất bản ngoại văn, Hà Nội, 1977.

3. Kiều Thập Quang: "Tranh sơn mài mới xuất hiện của Trung Quốc", (Mỹ thuật hiện đại Trung Quốc toàn tập - Sơn mài), Nhà Xuất bản Mỹ thuật Nhân dân, Bắc Kinh, 1998, trang 8.

4. Kiều Thập Quang: “Nói về sơn mài" - Qua suy nghĩ về triển lãm sơn mài Phúc Kiến", (Mỹ thuật), 1980.7, trang 36

5. Kiều Thập Quang: “Phân biệt và so sánh nghệ thuật sơn mài Nhật Bản và tranh sơn mài Việt Nam”, (Sơn mài Đàm luận - Kiều Thập Quang văn tập) Nhà Xuất bản Mỹ thuật Nhân dân, Bắc Kinh, 2004, trang 126.