NGHỆ THUẬT CỦA HỌA SỸ TÔ NGỌC VÂN

      Vào những năm đầu của thế kỷ hai mươi này, làn gió văn minh phương Tây ào ạt thổi qua đất Việt, gieo rắc biết bao tư tưởng ăn chơi xa xỉ và những sinh hoạt mới lạ... Rồi một trào lưu "nghệ thuật mới", xuất hiện mạnh mẽ và cuồng nhiệt làm lật nhào những quan niệm cổ truyền khuôn vàng thước ngọc. Người theo phái mới bắt đầu nhận thức nhiệm vụ mình muốn cải cách xã hội theo một lý tưởng mới. Khuynh hướng xã hội của họ cho rằng quan niệm cũ về cái đẹp ngăn cản sự tiến hóa của con người, họ muốn phá bỏ những cái cũ và giãi bày những quan niệm mới đối với các vấn đề thuộc về con người và xã hội. Tô Ngọc Vân thuộc lớp người mới đó ông đã gửi gắm quan niệm nghệ thuật của mình vào những tác phẩm và tác phẩm của ông đã chịu ảnh hưởng phương Tây rõ rệt, nhất là tranh sơn dầu. Có thể nói ông là người dẫn đầu trong việc sử dụng thành thạo sơn dầu cũng như Nguyễn Phan Chánh thành công trong vẽ lụa. Ông mong muốn hiệu quả của việc sử dụng sơn dầu giúp ông vượt qua những lúng túng ban đầu trong cuộc cách mạng về nghệ thuật, cách mạng về màu sắc. Không phải ngẫu nhiên ông thành công trong sơn dầu, mà trong nhiều bài phê bình các tác phầm của ông sáng tác trưćc cách mạng đều thống nhất một nhận định: ông là người đã khám phá ra khả năng thể hiện của sơn dầu trong phương pháp sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn đang thịnh hành trong những năm đầu thế kỷ.

      Tô Ngọc Vân không phải là họa sĩ Việt Nam đầu tiên vẽ sơn dầu mà trước ông đã có một người Việt Nam vẽ sơn dầu theo phong cách cổ điển. Đó là cụ Lê Huy Miến, người Huế, sang Pháp học hội họa và trở về Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ.

      Hai tranh sơn dầu của cụ hiện bày tại phòng cận đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là tranh Bình văn (1892) và Chân dung cụ Tú Mền (1892) vẽ theo phong cách cổ điển châu Âu, hình đăng đối, màu nhìn bóng không gợn một vệt bút. Một họa sỹ nữ chuyên vẽ sơn dầu, bột màu cho các gánh hát ở Hà Nội những năm 1920 - 1925.

Tác phẩm Phạm Ngũ Lão - Họa sỹ Thang Trần Phềnh

     Đó là ông Thang Trần Phềnh, ông có tác phầm sơn dầu Phạm Ngũ Lão (1923) hiện bày tại phòng cận đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Đó chính là tranh phong cảnh vẽ theo lối cổ điển. Với lối vẽ của ông Trần Phềnh, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã nhận xét : "Nếu trường mỹ thuật không có, bao nhiêu lòng nhiệt thành ham yêu mỹ thuật đã phung phí trong một nghệ thuật bất chính rồi còn gì. Ông trời ở nghệ thuật ấy là ông Trần Phềnh họa sỹ mà trước kia chúng tôi rất phục tài và coi như cái đích tuyệt vời khó tới. Nghệ thuật của ông cốt ở sự khéo tay quen tay, cái tài là bịa những màu xanh đỏ bôi lên hình thể đã chép theo đúng những bức ảnh không cần đến sự rung cảm của nghệ sĩ''. Kỳ thi thứ nhất vào trường nghệ thuật, ông Phềnh đến dự... kết quả kỳ thi làm mọi người kinh ngạc. Ông Phềnh bị đánh hỏng và hết thiêng với cả nghệ thuật của ông. ''Vui vẻ, mê yêu, tin tưởng, chúng tôi vào cửa trường Mỹ thuật để tới thâm cung của "Đẹp" mà chả bao lâu đã thấy quyến rũ làm sao...'' Lời nhận xét trên cho ta thấy Tô Ngọc Vân chấp nhận nghệ thuật là một phương tiện diễn đạt cảm giác mạnh mẽ, chứ không phải là một sự nghiên cứu để hoàn mỹ những hình thúc lý tưởng của cái đẹp. Theo ông, hội họa phải tìm thấy tầm thước của con người trong thiên nhiên, con người có cá tính, cảm xúc. Ông viết: “Tôi nghĩ rằng một búc tranh đẹp là đã tải được những điều cảm thấy, nên tôi tin rằng chỉ những người giàu tình cảm mới có thể thành hoạ sĩ tài hoa".

      Toàn bộ tác phẩm của ông trong giai đoạn 1930 - 1945 đã chứng minh quan điểm sáng tác của ông là diễn tả tình cảm riêng của mình. Ông say mê cái đẹp, một cái đẹp thuần túy, lý tưởng thẩm mỹ đó đã đưa ông đến một phương pháp sáng tác hoàn toàn đối lập giữa nghệ thuật với cuộc sống. Ở ông, cảm xúc bao giờ cũng mạnh mẽ, màu sắc tươi vui chói lọi. Tranh của ông là bản giao hưởng màu sắc. Tính chất lãng mạn trong nội dung từng tác phầm được thể hiện bằng màu sắc huy hoàng, bay bướm đã tạo nên cái thành công trong sáng tạo nghệ thuật của ông. Tính chất lãng mạn trong tác phẩm của ông là điều tất nhiên. Bởi trong trào lưu văn hóa văn nghệ những năm 1930 - 1940 ông không thể không chịu ảnh hưởng. Hơn nữa, ông là một người lính xuất sắc tấn công vào thành trì phong kiến già nua, trì trệ, khi tuổi trẻ của ông bắt nhịp đồng điệu với những trào lưu nghệ thuật mạnh mẽ và cuồng nhiệt từ phương Tây tràn đến đất nước Việt Nam đã bắt đầu phân hóa.

      Về kỹ thuật ông là người thể nghiệm thành công việc sử dụng sơn dầu, một chất liệu không phải của phương Đông. Nhiều hoạ sỹ đương thời băn khoăn khi dùng sơn dầu mà lại muốn tác phẩm của mình phải có tính cách Á Đông. Ông đã gỡ được mối băn khoăn đó trong sáng tác của mình, ông suy nghĩ và giải quyết việc sử dụng sơn dầu một cách hợp lý, duyên dáng, tràn đầy xúc cảm tự tin. Năm 1941, nhân dịp xem triển lãm tranh của các họa sỹ Nhật Bản trưng bày tại Hà Nội, ông đã viết bài phê bình. Qua bài báo đó chúng ta thấy rõ thái độ của ông đối với sơn dầu và hội hoa phưorg Tây. Ông viết: "...phần nhiều mang lại cho ta hương vị hội họa Paris mà người viết bài này đã bị cái sức mạnh vô hình quyến rũ. Ở đây ta thoárg thấy tiếng vang của Ma-tit xơ (Matisse), Bon-na (Bonnard), Uy-tơ-ri-lô (Utrillo)... Những nghệ sĩ khổng lồ của Paris mỹ thuật, của lòng yêu, của kính nể ở chúng ta...".

     Sau khi miêu tả một số tác phầm trưng bày đã làm cho ông vô cùng xúc động trước màu sắc quyến rũ của từng tác phẩm. Ông viết tiếp: "...Nói cho gọn chúng ta thấy toàn thể tác phẩm phân làm hai phái hội họa sơn dầu cũ và mới. Những nghệ sỹ kể trên đều thuộc phái dưới, chú trọng tinh thần sáng tạo hơn là biên chép tả chân đúng nhân vật. Khuynh hướng này đã khiến họa sỹ Á Đông phần lớn thiên về môn phái sơn dầu hiện đại. Nghệ thuật của môn này đã giúp họ diễn tả được những sự rạo rực xao xuyến trong tâm hồn nghệ sỹ đứng trước cảnh vật thiên nhiên".

     Và ông hiểu về tính cách Á Đông trong nghệ thuật sơn dầu: "Nói đến nghệ thuật sơn dầu ở Nhật cũng như ở nơi khác trong Á Đông, thiết tưởng không nên kể đến tính cách Á Đông mà đánh giá. Người ta thấy hình như nghệ thuật sơn dầu không cho kế gì đề tạo nên những tác phẩm cốt cách Á Đông nữa. Nhiều nghệ sỹ đã thất bại trong sự tìm tòi đó, người ta chỉ đến được những tác phẩm yếu ớt hay thiếu thành thực, mang cái vỏ Á Đông mà không có tinh thần của nó. Bởi vậy nghệ sỹ Á Đông như đã đồng lòng khi dùng sơn dầu thổ sản Âu - Mỹ, thì dùng như người Âu Tây mặc cho các nhà bảo tàng quá đang càu nhàu than vãn. Một nghệ sĩ Á Đông thành thực với mình dùng sơn dầu hay sơn gì của một dân tộc nào khác nữa cũng chỉ có thể sản xuất ra được tác phẩm có tính cách Á Đông, Á Đông đây là Á Đông Âu hóa của thế kỷ hai mươi, tuyệt nhiên không phải là cái Á Đông đời Hán hay đời Đường''. 

      Năm 1938, triển lãm mỹ thuật tại Hà Nội có sự đóng góp những tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, kết quả của sáu bảy năm tìm tòi. Ở chất liệu nghệ thuật này cũng thật khó thành công ở chỗ phân biệt được đâu là mỹ nghệ, đâu là hội họa.

      Tiếp thu truyền thống Sơn mài cổ điển Việt Nam sử dụng vàng son để thành một tác phầm nghệ thuật, thành công đó đã nhường cho họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Xem tranh Sơn mài của Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân cảm động thực sự, ông khẳng định: "Đến cuộc thí nghiệm Nguyễn Gia Trí, lối sơn ta không còn là một mỹ nghệ nữa. Ở sự sáng tạo, ở tâm hồn người ấy ra nó đã được nâng lên thành mỹ thuật thượng đẳng. Nghệ thuật Nguyễn Gia Trí là ý tưởng tình cảm của hoạ sỹ Nguyễn Gia Trí đúc lại, một nét, một vết, một màu đều phải ở tay nghệ sĩ mà ra. Đứng trước những tác phầm ấy người ta cảm thấy tất cả cái băn khoăn yêu muốn khoái lạc, thứ nhất là khoái lạc của Nguyễn Gia Trí''.

      Và cũng như sơn dầu, ông quan niệm tranh sơn mài cũng phải nói lên được niềm cảm xúc mạnh mẽ, trí tưởng tượng mạnh mẽ bằng một kỹ thuật hết sức độc đáo nhẹ nhõm, ước lệ, để nói lên được cái tình mãnh liệt với đời. Ông đã tìm thấy trên tranh của Nguyễn Gia Trí những nét đó: "Trên những màu hồng nhợt biến hóa, những sắc nâu ngon thiệt là ngon những vỏ trứng như đổi cả thể chất thành quý vật, vài nét bạc, vài nét vàng sáng rọi, rung lên, rít lên như tiếng kêu sung sướng của xác thịt khi vào cực lạc. Chàng nghệ sĩ ấy yêu tấm sơn như ta có thể yêu một người đàn bà. Lúc âu yếm bằng những nét vuốt ve mềm mại, lúc dữ dội bằng dăm bảy nét quẹt mạnh, đập tung, cào cấu. Vạn vật đối với nghệ sỹ chỉ đáng yêu có sắc và hình".

      Với ông, màu sắc là linh hồn của tác phẩm dù là chất liệu gì và nghệ sỹ là ngưòi điều khiển màu sắc để tìm thấy cái đẹp ần náu bên trong, để nói lên được cái tinh vi tế nhị của sự sống và sức vận động. Bởi vậy, những tác phẩm của ông ngoài giá trị về cách hòa hợp màu sắc, đều nói lên được tâm hồn tình cảm của ông trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Những tác phẩm sơn mài làm dở dang của ông năm 1948 - 1950 như: Chạy giặc trong rừng, Nghỉ chân bên đường, Phố trụi hiện lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật và tác phầm Khi giặc đã qua (do gia đình giữ) đã ghi lại thành công bước đầu của ông trong chất liệu này. Đối lập với sơn dầu, Sơn mài là một chất liệu quý, cổ truyền bao năm trời bị lãng quên dưới bàn tay nghệ sĩ trong đó có Tô Ngọc Vân đã trỗi dậy để tạo nên những tác phẩm đầy ắp cảm giác bồn chồn, rạo rực, dung hòa hương sắc Việt Nam.

      Tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ - Họa sỹ Tô Ngọc Vân

Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông quá ngắn ngủi! Ông đã hy sinh khi tài năng đang này nở. Ông sống hết sức mình, nhất là giai đoạn sau cách mạng, khi tâm hồn ông hòa lẫn tâm hồn dân tộc. Cách mạng chuyền mình, Tô Ngọc Vân chuyển biến tư tưởng, nhìn thấy con đường đi đúng đắn nhất cho một họa sỹ. Trên tiền đồ vẻ vang của mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Tô Ngọc Vân là người đặt nền móng đầu tiên và đóng góp rất nhiều công phu xây đắp. Tô Ngọc Vân là một hình ảnh tươi đẹp, trong sáng của một nghệ sỹ tự tìm cho mình một đường đi đến nghệ thuật chân chính mà ông đã được vinh dự góp phần nhỏ. Bạn bè ông, học trò ông đi tiếp con đường ông đã đi, rút ra những bài học quý giá để đi đến định hình cho một nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam mà họa sĩ Tô Ngọc Vân đã hiến trọn cả cuộc đời.

#HảiYến