MỸ THUẬT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ TƯƠNG LAI HỘI HỌA

      Bắt đầu từ năm 1926, niên hiệu thành lập Trường Mỹ thuật Đông dương, Mỹ thuật Việt Nam hiện đại đã bước vào một kỷ nguyên mới. Tất cả lịch sử tiến trình của nó đã không ra ngoài phạm vi nghệ thuật, ngoài sự tìm tòi những phương tiện mới, một thể thức đặc biệt để diễn đạt những nhu cầu của họa sĩ Việt Nam.

      Khởi thủy, họ tìm hỏi mỹ thuật Á Đông. Bức Tranh Tầu có ám khói đã được treo làm kiểu nên chép: nguyên nhân đã dìm hội họa ta vào một không khí âm u sầu thảm. Để cản cái khuynh hướng dật lùi ấy, một số nghệ sĩ lẻ tẻ, người ngả hẳn về mỹ thuật Âu Tây, kẻ tìm cách dung hoà hai óc sáng tạo Âu Á. Kết quả đã sinh ra hoạ phẩm sơn dầu cấu tạo theo kiểu thủy họa của Tầu và những tranh lụa ta ứng dụng nghệ thuật Âu Tây. Năm 1931, Hội Hoạ Việt Nam ra mắt tại Đấu Xảo Thuộc địa Paris đã được coi là thành hình. Trước được hoan nghênh ở ngoại quốc, sau ở ngay trước nhà. Người ngoại quốc thấy là lạ đặc biệt. Người trong nước cũng thích theo.

Phòng trưng bày họa phẩm của sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương 1931 - 1932

      Những tính cách gì đặc biệt đã phô diễn? Những tranh thủy hoạ trên nền lụa ấy đã tiết ra một nghệ thuật dung dị và những màu sắc nâu đen cũ kỹ. Chính màu đất nước đó đã tách bản hoạ phẩm của ta xa mỹ thuật Tàu, Nhật và cả Pháp nữa. Đến 1937-1938 người  ta thấy tranh lụa thưa thớt, còn tranh sơn dầu dần dần chiếm đa số. Rồi ngày nay, tranh lụa sản phẩm mỹ thuật Á Đông đã thành của hiếm để nhường chỗ cho tranh sơn dầu, nghệ thuật hoàn toàn Âu Tây. Cũng từ ‘đấy’, vẻ mặt đặc biệt trước kia mà ta có thể gọi là Việt nam bay mất. Cái nước màu Âu Tây đã chùm phủ tất cả sản phầm hiện thời. 

      Óc Âu hóa lúc dần rụt rè e lệ, nép mình dưới nếp áo Á Đông, đến nay đã tung cái phủ ngoài để lộ một hiện trạng rõ rệt nghiêng hẳn về hướng Tây. Sức mạnh nào đã ép sự đổi chiều ấy? Nghệ sĩ Việt Nam đã quên cái sứ mệnh của mình rồi sao, cái sứ mệnh gây dựng một nền mỹ thuật có tính cách nuớc nhà?

      Để rõ tình trạng, xin trích ra đây một đoạn tâm sự của một nghệ sĩ đã nhiều lần mang lại cho ta cái hương vị Việt nam thời cổ: “...Các anh coi tôi là một nghệ sĩ Việt nam thuần túy: các anh nhầm lớn. Xin thú thật tôi đã khéo đóng một vai trò. Các anh có biết tôi phải hi sinh những gì mới được “khán giả” ngợi khen đến thế? Trước hết tôi phải bỏ hẳn cái “tôi” đi, gác nó thật xa ra, để tiện quay lại nhìn cảnh vật ngày nay với con mắt người Việt Nam cựu cổ ngàn xưa. Tôi phải kiểu cách, phải giả vờ. Phải thản nhiên chép lại những lễ lôi trước, nhận xét xem thuở ngàn xưa người ta hình dung sự vật thể nào, cách quan sát mỹ thuật đến giới hạn nào thì dừng lại. Tôi đã lãnh đạm làm công việc một nhà khảo cổ. Khi tác phẩm hoàn thành, tôi tự tìm mình trong đó. Tuyệt nhiên không thấy một chút gì mình! Các anh có thấy nghệ thuật Hội Họa Âu Tây có phép nhiệm màu biến hóa để tả những nỗi phức tạp của lòng ta? Cái thể chất sơn dầu quền quện, phong phú, hiệu lực, tôi thây nó thuận tiện cho tôi quá! Để giãi tâm hồn mình, những băn khoăn hồi hộp nó xao xuyến, nung nấu tâm trí mình. Ở nghệ thuật sơn dầu, tôi không dối người, dối mình nữa. Tôi có cảm giác được thảnh thơi dễ chịu không bị câu thúc, như trên đất nước sở hữu của mình vậy...”

      Đừng ai ném đá vào người ấy vội. Mình hãy nhìn lại mình. Tất cả nghệ sĩ ta, không ít thì nhiều, trong trí não đã thấm sâu những ảnh hưởng Âu Tây nó ăn hẳn vào mạch sông, hầu như không thể nào rũ bỏ được nửa. Tôi biết những họa sĩ, khởi đầu một tác phẩm, đã tự kìm mình, buộc mình phải phát biểu trong nghệ thuật Nam Việt, nhưng khi tác tạo, dân dần bị tâm trí đè nén, kết quả đưa đến lại là kết quả chung của mọi người: tác phầm sinh ra đã hoàn toàn Âu hóa.

      Ảnh hưởng Âu Tây trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại là một sự dĩ nhiên rồi. Bao nhiêu duyên cớ nó làm ta không còn thoát ly nổi. Cái vấn đề can hệ ngày nay, thiết nghĩ là vấn đề việt hóa những ảnh hưởng ấy ...Như hồi ta nội thuộc văn hóa nước Tàu… Ta đã chịu ảnh hưởng mỹ thuật của Tàu đang chói rọi xâm lăng của Á châu.

      Vậy mà ta Việt hóa nổi nó, đem nó vào khuôn khổ nề nếp của mình, bắt nó ăn nhập với hoàn cảnh mình, với nguyện vọng thiên nhiên của mình. Vậy bình tĩnh mà xét trong mỹ thuật bao la phong phú của Tây phương: ta đã chịu những ảnh hưởng gì? Đã lựa lọc những nguyên chất nào?

      Ai để ý đến những cuộc trưng bày mỹ thuật ở ta mấy năm gần đây đều phải nhận rằng 99% nghệ sĩ ta đều quay lưng lại nghệ thuật tả thực. Lấy ngay những hoạ phẩm gần thực hiện nhất của ta, ta cũng không thấy cái tính cách chu vi rành mạch tỉ mỉ, thiết thực, truyền thống của tác phẩm tả thực nguồn gốc ở thời Phục Hưng tại Ý. Ngoài ví dụ ấy, đa số tác phẩm thiên về tinh thần cải tạo đã cách mệnh hội họa hoàn cầu, tinh thần siêu thực. Trong phạm vi siêu thực. Hội Họa Việt nam đã vượt qua nhiều đoạn, từ khuynh hướng trong mỹ cảm về màu sắc ta đã sang tìm tòi địa hình thể chất và sau khi hoạt động trên khu Lập thể. Hai năm nay, là phát hiện trên nền tiềm thức có dăm năm ta đã đi qua 50 năm lịch sử sầm uất của Hội hoạ Sử Tây hiện thời. Có hấp tấp quá không? Không phải trong phạm vi bài này bàn đến.

      Lần tới nguyên nhân thiện cảm của ta đối với quan niệm siêu thực, ta nhìn rõ không phải vì nó tàn kỳ mà ta bị quyến rũ. Nếu ta đã than ngay được với nó, cũng bởi trong căn bản Á Đông của ta đã sau những mối chung với nó rồi. Đầu mối là nghệ thuật thủy mặc của Tàu, tiêu biểu cho tinh túy Á Đông mỹ thuật. Nếu phải xếp nghệ thuật đó vào một môn phái nào, ta sẽ không trần chừ gì mà đặt nó ở địa khu siêu thực. Siêu thực ở chỗ phác là thực hiện, không tìm ánh sáng, không diễn mẫu sắc, không chép tạo vật bằng phương pháp khoa học. Mỗi bức tranh là một bài thơ. Vài nét bút, vài vết mực đậm nhạt mà chuyền theo được ý trí, nhịp theo được rung cảm, gây nên một không khí thi vị hay thần bí.

      Cải duyên kiếp của người Á Đông ta với những phát biểu siêu thực có đã từ bao. Cảm tính tin cậy của ta đối với quan niệm siêu thực đâu phải một sự tình cờ. Và suy đó, trong mỹ thuật Âu Tây, tâm Linh Á Động đã khiến nhà nghệ sĩ Việt Nam thâu những tính cách gì hợp với “tạng” người mình nhất, gần như đã sẵn Việt hóa rồi. Liệu tả có thể Việt hoá được dễ dàng những ảnh hưởng mỹ thuật Tây phương không? Giở lại lịch sử của ta, ta vững lòng tin cậy tương lai của Mỹ thuật Việt nam, sẽ không cần cái hình thức ngàn xưa nữa. Nó sẽ là phản ảnh một đoạn lịch sử của một dân tộc mang vết tích biến đổi của thời gian và số mệnh. 

#TôTử