MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MỸ THUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Nhà nước tiếp nhận Văn hoá trong quyền điều khiển của mình. Nhưng không phải để sử dụng cho những kiến giải của riêng mình. Không có Văn hoá và Nghệ thuật tồn tại cho những thiếu thốn của nhà nước, mà ngược lại, nhà nước là để cho Văn hoá.
#MikhailPiotrovsky.
1.Thời kỳ Tiền đổi mới
Giai đoạn mỹ thuật 1975 - 1985 là giai đoạn bản lề quan trọng. Cho đến hôm nay, việc mỹ thuật Việt Nam hiện đại đã tự xé bỏ những rào cản, đổi mới hoạt động, gia nhập một cách đàng hoàng, tự tin, có bản sắc vào làng mỹ thuật thế giới cũng do một phần nhờ vào những tiền để hoạt động trong thời kỳ này.
Trên thế giới thời kỳ này, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và Công nghệ đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh chóng, nhiều nước phát triển bước vào giai đoạn hậu công nghiệp. Người ta bắt đầu nói đến cuộc cách mạng số hóa, nền kinh tế trí thức, thời đại thông tin, toàn cầu hóa. Trong khi đó, Việt Nam còn ở thời kỳ bị Mỹ cô lập và cấm vận về kinh tế, quan hệ quốc tế chủ yếu với các nước phe xã hội chủ nghĩa và các nước trung lập. Giao lưu nghệ thuật giữa hai miền Nam Bắc, giao lưu quốc tế hạn hẹp, những nguồn thông tin chủ yếu từ số lượng it ỏi sách báo nước ngoài đã bước đầu tạo ra những ảnh hưởng tới đời sống sáng tác văn học nghệ thuật. Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa (XHCN) vốn là chính thống, chiếm ưu thế trong các sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) tiếp tục được duy trì, ảnh hưởng từ Bắc vào Nam, trong khi những hình thức nghệ thuật hiện đại ảnh hưởng phương Tây lại có phần tác động ngược trở lại từ Nam ra Bắc. Thực tế sinh động này cùng những thông tin ít ỏi về nghệ thuật quốc tế từ bên ngoài vào đã góp chấn kích thích những tìm tòi pha trộn, thế nghiệm ngôn ngữ nghệ thuật "mới lạ", tạo tiền để cho những đổi mới mỹ thuật về sau.
Tâm lý hậu chiến, ký ức chiến tranh phức tạp, đa chiều đòi hỏi những cách tiếp cận mới trong các sáng tác VHNT. Đã xuất hiện thêm những thể loại mới do đòi hỏi của cuộc sống hoà bình như chân dung, phong cảnh, tĩnh vật, khỏa thân và trừu tương. Đây là sự hoà nhập trở lại của mỹ thuật vào cuộc sống đời thường, quan tâm tới những nhu cầu riêng của từng hạt nhân gia đình - cá nhân. Việc lặp đi lặp lại một phương pháp sáng tác chung trong khi nhu cầu thẩm mỹ của xã hội đã đa dạng hơn, làm cho bộ mặt hội họa Việt Nam những năm cuối thập kỷ 70, thế kỷ XX, không khỏi đơn điệu, có xu hướng công thức hóa bố cục, motif, thủ pháp, làm cho yêu cầu về đổi mới ngôn ngữ hội họa trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết và đó là hệ quả hiển nhiên của vận động nội tại trong tâm lý sáng tạo.
Trong sự định hướng thống nhất chung về quan niệm nghệ thuật “những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt" (Chế Lan Viên), chỉ một số cá nhân đầy bản lĩnh mau chóng tìm ra được những nhánh rẽ của con đường nghệ thuật trước đòi hỏi biểu hiện ngôn ngữ riêng biệt, tự thân. Những tìm tòi của một số cá nhân này được hẳn một lực lượng nghệ sĩ sung sức, thế hệ thứ ba của mỹ thuật Việt Nam, lứa tuổi 35 - 45, trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ủng hộ, noi gương.
Phương pháp hiện thực XHCN với tính chất tuyên truyền, tả thực dễ hiểu, tất yếu lạc quan, tỏ ra có hiệu quả trong thời chiến nay đã được lồng ghép, đan xen thêm các thủ pháp nghệ thuật khác nhằm phá vỡ đi sự khô cứng, đơn điệu, để biểu hiện cho được nhiều chiều kích khác nhau của hiện thực đời sống, từ phức cảm hoành tráng cho tới những biểu hiện nội tâm của cá nhân con người. Vẫn trên nền chung của phương pháp hiện thực XHCN, sáng tác của lớp họa sĩ trẻ tuy mới là "thể nghiệm" nhưng lần lượt xuất hiện thêm những thủ pháp nghệ thuật đan xen: hiện thực, siêu thực, lập thể, đồng hiện, ngây thơ,... làm cho bộ mặt mỹ thuật đa dạng hơn, nhưng cũng không “thuận mắt" hơn đối với những mỹ cảm tạo hình quen thuộc.
Vai trò tích cực tác động đến sự sối nối, hào hứng của phong trào mỹ thuật là của Ban chấp hành Hội MTVN khóa II 1984 - 1989 trẻ tuổi, năng động và ban nghệ sĩ trẻ đã đề cao chủ trương đổi mới hoạt động nghệ thuật, tập hợp được nhiều nghệ sĩ trẻ nhiệt huyết muốn thúc đẩy tự do sáng tác, tự do để tài, bút pháp. Phải thú nhận rằng trong giai đoạn nền kinh tế còn bao cấp, đời sống thiếu thốn, hoạ phẩm khan hiếm, chuyển từ tâm lý thời chiến sang xây dựng hòa bình, lượng thông tin nghệ thuật thế giới ít ỏi, không cập nhật, học vấn và kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, không bài bản, hoạt động sáng tạo cầm chừng, do hầu hết nghệ sĩ còn làm viên chức ăn lương của Nhà nước là những khó khăn kìm hãm, khó lòng vượt qua để hướng đến con đường trở thành tác gia chuyên nghiệp tự sống bằng nghề. Do đó, các nghệ sĩ phải mày mò tìm kiếm hướng đi trong tình trạng thiếu một tư tưởng nghệ thuật riêng, sáng tác vẫn hướng theo đề tài của những đợt vận động triển lãm mỹ thuật, dẫn đến phần nhiều có thể thành công ở từng tác phẩm riêng lẻ nhưng chưa thực trở thành phong cách, thành tác giả ở giai đoạn 1975 - 1985. Bản thân họ cũng thay đổi, lai căng, lắp ghép bút pháp rất nhiều và chỉ có thể dần định hình phong cách khi thời gian có đủ độ chín để kết trái trí tuệ sâu lắng hơn.
Bước vào thời kỳ Đổi mới, lực lượng này bị phân hóa rõ rệt, do sự phát triển, biến động nhanh của hoạt động và quan niệm mỹ thuật, chỉ có một số ít trở thành những cá nhân sáng tác chuyên nghiệp, là gương mặt nổi bật có phong cách nghệ thuật của mỹ thuật Việt Nam sau 1986, số còn lại vẫn hoạt động cầm chừng theo kiểu mỹ thuật phong trào, thậm chí có người mau chóng trở thành “di sản" trong sáng tạo mặc dù có nhiều năm bôn ba nơi trời Tây, cũng có người lặng lẽ sáng tác chuyên nghiệp, với phong cách độc đáo nhưng không tham gia vào thời sự của mỹ thuật sau đối mới. Một số trở thành những cán bộ quan chức - nghệ sĩ. Bởi vậy, những điều kỳ diệu có được ở mỹ thuật sau 1986 là do những thế hệ kế cận sau họ, với môi trường hoạt động nghệ thuật năng động và cạnh tranh khắc nghiệt hơn, nhưng cũng phần nào cởi mở dân chủ, tự do hơn.
2.Thời kỳ đổi mới
Thời kỳ hậu hiện thực XHCN
Có thể thấy trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, nhiều thành quả bột phát sôi nổi của văn học, sân khấu và mỹ thuật đã thể hiện không khí hân hoan của VHNT. Riêng mỹ thuật, với những tiền để trong giai đoạn 1975 - 1985 đã dần tiếp cận, cập nhật và giao thoa bình đẳng hơn với văn hóa thế giới và có sự khác nhau về phương thức hoạt động cũng như cách đặt vấn đề đối với thế giới hiện thực.
Chẳng hạn, bên văn học có hiện tượng “chỉ động đậy ở mặt nội dung, chứ chưa phải thi pháp, chưa phải ngôn ngữ nghệ thuật. Viết đã khác trước nhưng mới khác về nội dung thể hiện...Trong khi đó, bên mỹ thuật, đặc biệt là hội họa, đã thực sự diễn ra một cuộc “cách mạng" về quan niệm cũng như ngôn ngữ, hình thức và nội dung. Sự "đổi mới" này không chỉ ở một vài cá nhân, vài tác phẩm mà diễn ra trong cả nước với các thế hệ kế tiếp nhau, phá đi thế độc tôn của phương pháp hiện thực XHCN.
Cũng cần nói thêm rằng, đổi mới là nhu cầu sống hàng ngày của bất kỳ một xã hội, một cá nhân nào phát triển bình thường, lành mạnh. Trong sáng tạo nghệ thuật, đó lại càng là việc đương nhiên, với bất cứ nghệ sĩ chân chính nào, và không cần sự tác động của ngoại cảnh. Tuy nhiên, câu chuyện đổi mới” của mỹ thuật trong thời kỳ Đổi mới là một vấn đề phức tạp. Bởi mỹ thuật giai đoạn này phát triển rất đa phong cách, nhiều khuynh hướng khác nhau, thay đổi tính chất một cách sâu sắc và toàn diện” (Nguyễn Quân), không chỉ dừng ở đổi mới đề tài hay chủ đề mà thay đổi cả một mô hình thẩm mỹ mới với hệ thống quan niệm, cấu trúc và đối tượng mới. Những đổi thay khác hẳn của môi trường sống đặt ra những tiêu chí thẩm mỹ mới, đối tượng mới mà VHNT phải đáp ứng. Những hình thức nghệ thuật mới với những tiêu chí thẩm mỹ mới cần những phương thức diễn giải mới, và cả một lớp công chúng mới. Trên thực tế điều này đang diễn ra, đã là một cuộc “Đổi mới" thực sự, đúng nghĩa cả từ nội dung đến ngôn ngữ hình thức, chất liệu và quan niệm.
Về khái niệm, mỹ thuật giai đoạn này là một thời kỳ thẩm mỹ mới, tương đương Với thời kỳ thẩm mỹ MTĐD và thời kỳ hiện thực XHCN nhưng không phải là thay thế, triệt tiêu hoàn toàn những ảnh hưởng của các thời kỳ thẩm mỹ trước mà nó kế thừa, đan xen cùng tồn tại như những biểu hiện khác nhau của mỹ thuật. Một số nhà nghiên cứu đã gọi mô hình thẩm mỹ thời kỳ này là hậu hiện thực XHCN. "Hậu có nghĩa là sự chuyển hướng, nhằm đạt đến sự khởi đầu sự vật hoàn toàn mới mẻ. Khởi đầu sự vật hoàn toàn mới đòi hỏi phải quyết liệt với truyền thống cũ, xây dựng phương thức sống và tư duy mới..". Khái niệm thời kỳ hậu hiện thực XHCN là để phân biệt rõ ràng với thuật ngữ “Mỹ thuật đổi mới" của một số tác giả nước ngoài khi viết về MTVN trong thời kỳ Đổi mới.
Trong đời sống, đổi mới là một chủ trương cải cách về chính trị - kinh tế - xã hội của Nhà nước Việt Nam và sự nghiệp này còn tiếp tục, còn nghệ thuật của hai này là đa dạng, phát triển theo nhu cầu tự thân của sáng tạo, xóa đi thế độc ta phương pháp hiện thực XHCN. Khoảng năm 1999 - 2000, thời kỳ Hậu hiển XHCN có thể coi như đã hoàn thành chặng đường phát triển cấp tập của nó với những nhân vật, sự kiện mở đầu, góp mặt đầy đủ mọi loại hình, thể loại, biểu hiện nghệ thuật trong tương quan với các nền mỹ thuật của thế giới hiện đại. Từ đây, mỹ thuật sẽ trở lại vận động một cách bình thường, tự nhiên với những thế hệ nghệ sĩ mới cùng vấn đề của họ.
Một số đặc điểm chính
Đặc điểm lớn nhất của mỹ thuật thời kỳ 1986 - 2006 là sự đi xuống, gần như mất hẳn của mỹ thuật phong trào ở các địa phương, ngành nghề. Hội MTVN mất dần vai trò trung tâm tập hợp tổ chức, phát triển, định hướng các hoạt động mỹ thuật trong cả nước như trước đây.
Đây chỉ là hệ quả của một loạt thay đổi từ các hoạt động thực tiễn của đời sống mỹ thuật bên ngoài dội vào và Hội MTVN, do đặc thù của mình, đành phải đóng vài trò tồn tại xu thời theo hoàn cảnh. Một thế mạnh của Hội là công tác tổ chức phong trào mỹ thuật cũng đang bị đi xuống (do các địa phương, ngành nghề không côn b cấp kinh phí dài hạn cho hoạt động). Phong trào mỹ thuật Quảng Ninh nổi tiếng một thời những năm 60 - 80, đã gần như biến mất là một ví dụ điển hình. Mỹ thuật phong trào thường đi đôi với tính nghiệp dư trong mọi thao tác nghề nghiệp và chất lượng nghệ thuật dễ dãi, không phù hợp với đòi hỏi của kinh tế thị trường và nhu cầu thẩm mỹ hiện nay nên dẫn đến sự phân hóa giữa một bên là các nghệ sĩ trẻ muốn chuyên tâm, chuyên nghiệp, tự do thể hiện cá tính nghệ thuật với một số đông khác, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, đành hoạt động cầm chừng, đứt đoạn, trông chờ vào tài trợ và triển lãm theo từng năm do hội tổ chức. Vì những lẽ đó nên ngày càng nhiều nghệ sỹ trẻ làm nghề không cần trở thành hội viên Hội MTVN. Nhiều hội viên trẻ cũng nghỉ sinh hoạt dần, không tham gia các hoạt động của Hội. Thực tế, các họa sĩ thành danh, hoạt động chuyên nghiệp đó đủ sức tự triển lãm cá nhân của mình với việc khẳng định phong cách nên ít còn hứng thú tham gia các triển lãm tập thể mang tính phong trào" mặt trận" do Hội tố chức. Bất cập là ngay cả nhiều giải thưởng hàng năm của Hội, vì nhiều lý do, cũng không được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sưu tập. Hoạt động của Hội MTVN có lẽ thực sự chỉ còn là cổ vũ phong trào sáng tác ở các địa phương (đây là mặt mạnh truyền thống từ lâu), trong khi đó, các hội VHNT địa phương cũng có thể đảm đương việc này. Trong cơ chế mới, với việc xã hội hóa nghệ thuật, qua khả năng phát hiện, đánh giá, khẳng định các tài năng, giá trị nghệ thuật, vị trí của nhà trường mỹ thuật, bảo tàng, gallery, các curator (người tuyển chọn, tổ chức các sự kiện nghệ thuật...) sẽ lên ngôi, vai trò của Hội Mỹ thuật sẽ càng mờ nhạt dần nếu không có sự thay đổi đáng kể nào về hoạt động và cơ chế quản lý dựa vào bao cấp như hiện nay.
Kinh tế thị trường tác động khá sâu vào hoạt động mỹ thuật, hình thành các gallery và thị trường nghệ thuật. Xuất hiện một lớp nghệ sĩ độc lập, sống bằng lao động nghệ thuật chuyên nghiệp, hoạt động tự do, tự do về tư tưởng.
Hình thành một số nhóm nghệ thuật, phương thức hoạt động các nhóm có thể khác nhau nhưng có một điểm chung: sự mong muốn thay đổi. Kinh tế thị trường cũng góp phần làm phân hóa giữa các nghệ sĩ hoạt động chuyên nghiệp và nghiệp dư, phong trào; giữa các nghệ sĩ theo dòng nghệ thuật thương mại phân biệt với các nghệ sĩ làm nghệ thuật đương đại, phi lợi nhuận; giữa nghiên cứu, phê bình mỹ thuật đại học với phê bình mỹ thuật báo chí; cũng như giữa những nhóm công chúng có thị hiếu khác nhau.
Xuất hiện yếu tố thị trường như là một trong những thông số xác định chất lượng giá trị nghệ thuật. Không còn nhiều tuýp nghệ sĩ sống mơ mộng, rất có tài nhưng nghèo. Bởi hầu như nghệ sĩ nào làm việc thường xuyên, có chân tài, có bút pháp và phong cách nghệ thuật đều được các nhà sưu tập, các chủ gallery quan tâm.
Kinh tế thị trường và xã hội cởi mở, dân chủ hơn tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ sĩ công bố tác phẩm. Tuy nhiên, khác với các giai đoạn trước đây, hoa sĩ chỉ cần có vài tranh, tượng là có thể đã có danh, còn hiện nay xuất hiện rất dễ nhìn để tồn tại và được thừa nhận là rất khó nếu không có bản sắc riêng. Mặt khác khi sáng tạo không còn là độc quyền của các nghệ sĩ trường qui, sự tự do triển lãm, xuất bản các ấn phẩm cá nhân “cây nhà lá vườn" của một số cây bút nghiệp dư, tay ngang dễ dẫn đến tình trạng lạm phát các sản phẩm mỹ thuật xô bồ, thứ cấp.
Mặt trái của kinh tế thị trường là một số nghệ sĩ nhanh chóng bị thương mại hóa, làm hàng, lặp lại mình trong đó có cả những tài năng trẻ thời kỳ đầu đổi mới.
Việc có quá nhiều một dạng tranh, một dạng motif, bút pháp của cùng một tác giả xuất hiện ở nhiều nơi như gallery, báo chí... mọi lúc, cũng phần nào gây cảm giác áp đặt thẩm mỹ như một dạng “chủ nghĩa quan phương mới trong nghệ thuật. Xuất hiện ngày càng nhiều dạng tranh souvenir, tranh nhái. Nạn vi phạm bản quyền diễn ra ở mọi mức độ và trong mọi lĩnh vực, từ hội họa, đồ họa đến điêu khắc, cho thấy nến tảng văn hóa của nghệ sĩ, sự giáo dục pháp luật và các chế tài luật VHNT còn yếu và thiếu.
Nghệ thuật phát triển đa dạng về phong cách và nội dung. Có thể coi đây như một thời kỳ bùng nổ đặc sắc nhất từ trước tới nay của MTVN hiện đại. Trong đó, hội họa, đồ họa quảng cáo phát triển mạnh nhất, chất liệu phong phú. Có sự đan xen quan niệm, ngôn ngữ, chất liệu giữa các loại hình nghệ thuật.
Xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển đan xen các phương thức sản xuất, lối sống, văn hóa từ nông nghiệp lạc hậu, thuần nông, tiểu thủ công, văn hóa tiền thực dân cho đến xã hội tiêu thụ, kinh tế thị trường toàn cầu hóa, sản xuất công nghiệp, số hóa... và kể cả những yếu tố văn hóa hậu hiện đại. Mỹ thuật là một lá gương phản ánh mọi mặt của xã hội, dung nạp biểu hiện nghệ thuật đa tầng thông tin, từ hướng về truyền thống văn hóa làng, văn hóa tiền thực dân cho tới hiện thực XHCN, các trường phái hiện đại phương Tây và sự "đổi mới" triệt để, mạnh mẽ nhất qua các hình thức hậu hiện đại như IA, PA, Video Art ... Những loại hình nghệ thuật mới có lợi thế đặc thù khi bộc lộ thái độ trực tiếp về các vấn đề sinh thái, chiến tranh, tệ nạn xã hội ... phản ánh phức cảm thẩm mỹ, những chấn động tinh thần trước bao biến cố chóng mặt của xã hội hiện đại.
Trong sự đông đảo của các nghệ sĩ tham gia vào đời sống mỹ thuật, có thể tạm kể tên một số chưa đầy đủ những gương mặt có đóng góp nhất định vào sự phát triển ngôn ngữ nghệ thuật của thời kỳ hậu hiện thực XHCN. Trong số họ, người nhiều, người ít, thậm chí một số đã đuối sức, khô cứng, mất đi sự tươi mới và năng lượng sáng tạo buổi đầu nhưng lao động nghề nghiệp bền bỉ, chuyên nghiệp qua phiều triển lãm cá nhân, có phong cách nghệ thuật và khả năng tác động, ảnh hưởng đến môi trường mỹ thuật chung. Đó là các họa sĩ Nguyễn Trung, Nguyễn Quân, Bửu Chỉ, Lê Huy Tiếp, Lê Anh Vân, Đỗ Quang Em, Hoàng Đăng Nhuận, Nguyễn Trọng Đoan, Đỗ Sơn, Lê Trí Dũng, Trương Bé, Lý Trực Sơn, Phạm Viết Hồng Lam, Thành Chương, Lê Quảng Hà, Trần Trọng Vũ, Đặng Xuân Hòa, Hà Trí Hiếu, Hồng Việt Dũng, Lê Thiết Cương, Quách Đông Phương, Đào Hải Phong, Đỗ Minh Tâm, Đỗ Hoàng Tường, Trần Văn Thảo, Nguyễn Tấn Cương, Nguyễn Thanh Bình, Trần Nhật Thăng, Vũ Thăng, Đinh Quân, Đình Ý Nhi, Trịnh Quốc Chiến, Nguyễn Bạch Đàn ... Bên cạnh họ, những họa sĩ lớp trước như Trần Lưu Hậu, Trịnh Cung, Trần Trung Tín, Nguyễn Lâm, Hồ Hữu Thủ,... tiếp tục những hướng đi riêng đã có. Vào thời kỳ Hậu hiện thực XHCN, tuy không nằm trong trào lưu nhưng những biểu hiện nghệ thuật của họ cũng nằm trong không khí cách tân nghệ thuật chung.
Trong lĩnh vực điêu khắc có thể kể tên Lê Công Thành, Tạ Quang Bạo, Trần Hoàng Cơ, Vân Thuyết, Nguyễn Hải Nguyễn, Phan Phương Đông, Nguyễn Minh Luận, Phan Gia Hương, Đào Châu Hải ...
Những nghệ sĩ Nguyễn Bảo Toàn, Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Quang Huy, Trần Lương, Đào Anh Khánh, Vũ Dân Tân, Trần Anh Quân, Nguyễn Minh Phước, Phạm Ngọc Dương, Hoàng Dương Cầm, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Thừa Tiến, Nguyễn Minh Phương ... là những cá nhân đi dầu, đóng góp cho sự phát triển những hình thức mới của nghệ thuật đương đại.
Trong lĩnh vực phê bình mỹ thuật có Thái Bá Vân, Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng, Bùi Như Hương là những tác giả có công trình nghiên cứu được độc giả tìm đọc.
Về cơ bản, công tác đào tạo, nghiên cứu học thuật của ngành mỹ thuật đang sút kém dần nhưng PBMT thời kỳ 1986 - 2006 lại phát triển mạnh về số lượng hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây.
Báo chí, truyền hình, website nghệ thuật là kênh thông tin quan trọng quảng bá những sự kiện mỹ thuật của thời kỳ đổi mới. Trong sự tràn ngập thông tin từ báo chí, sách dịch, sách nghiên cứu phê bình... đã có nhiều sự nhiễu loạn giá trị, thật giả lẫn lộn. Ngay nhữn người được coi là “chuyên nghiệp trong ngành PBMT của Hội MTVN cũng có sự phân rã, sàng lọc giữa cá nhân chuyên nghiệp và dạng phê bình nghiệp dư, nghe hóng hay “chính thống” xu thời. Đồng thời do sự dễ dãi, chạy đua thông tin bài vở ở các báo cũng dẫn đến sự tha hóa của một số nhà PBMT khi "làm hàng" (cũng giống như một số hoa sĩ) kiếm tiền đăng tải những bài viết hỏa mù, tùy tiện, coi thường thị hiếu độc giả.
Xuất hiện kênh phê bình MTVN từ nước ngoài của các nhà báo hoặc nhà phê bình nghệ thuật người nước ngoài, Việt kiều viết về MTVN. Đây cũng là một cửa sổ văn hóa quan trọng để giới thiệu văn hóa, MTVN thời kỳ 1986 - 2006 ra nước ngoài.
Nhưng chắc chắn họ có cái nhìn khách quan và cách suy nghĩ đánh giá khác giới PBMT trong nước về nhiều khía cạnh văn hóa, thậm chí có thể phiến diện do thiếu thông tin. Nhưng điều đáng chú ý, đây lại gần như là kênh thông tin chủ yếu về MTVN cho độc giả thế giới và bởi là chủ yếu nên nó nghiễm nhiên trở thành chính thống hóa thông tin về MTVN? Trên phương diện này, PBMT trong nước do khả năng ngoại ngữ kém, thông tin về môi trường mỹ thuật bên ngoài thiếu, hiếm cơ hội xuất ngoại giao lưu, dự những hội thảo quốc tế, điều kiện xuất bản, truyền thông hạn chế... nên bị thua thiệt nhiều mặc dù nằm trên mỏ hiện thực tư liệu.
Môi trường thẩm mỹ phát triển lộn xộn, manh mún, thiếu qui hoạch. Sau đổi mới, nền kinh tế bắt đầu khấm khá hơn, làn sóng xây dựng nhà cửa, mở rộng đô thị, tượng đài nở rộ đặt ra những vấn đề khá cấp bách đối với môi trường thẩm mỹ công cộng. Việc xây dựng tượng đài ở nhiều địa phương, trụ sở ngành nghề đã bị lạm phát.
Vấn đề ở chỗ, nghệ thuật tượng đài như những hình ảnh tồn tại sót lại của phương pháp hiện thực XHCN nhưng đã mất đi tinh thần, sinh khí cần có. Tính minh họa, sự đơn điệu giống nhau, công thức hóa dẫn đến tình trạng rất tốn kém tiền của mà lại ít giá trị thẩm mỹ của tượng đài đã nhiều lần bị dư luận trong giới, báo chí chỉ trích.
Bắt đầu từ 1997, xuất hiện việc tổ chức trại sáng tác điêu khắc quốc tế ở nhiều địa phương như một nỗ lực cải thiện môi trường văn hóa, tạo điểm nhấn cho du lịch và là chỗ để các nghệ sĩ tự do sáng tác tượng ngoài trời phục vụ dân sinh một cách thân thiện, thẩm mỹ. Tuy nhiên, ý định tốt đẹp này cũng đang có xu hướng bị lạm phát và biến tướng khí công tác tổ chức, qui hoạch và thẩm định nghệ thuật còn yếu, thiếu một chiến lược phát triển văn hóa dài hạn,
Yếu tố nước ngoài trong hoạt động mỹ thuật
Do việc hội nhập, mở rộng được quan hệ giao lưu văn hóa với quốc tế, ngày càng nhiều nghệ sĩ nước ngoài vào Việt Nam triển lãm, học tập cũng như ngược lại, nhiều nghệ sĩ Việt Nam có cơ hội ra nước ngoài. Thực tế này giúp tránh được tình trạng đơn cực, ngoại giao hữu nghị “cho gì biết nấy” như trước kia đồng thời chứng tỏ vị thế văn hóa, kinh tế của Việt Nam đã nâng lên trên trường quốc tế.
Nhờ đổi mới, mối liên lạc bên trong - bên ngoài đơn giản và gần gũi hơn trước rất nhiều. Một số Việt kiều về nước sinh sống và sáng tác nghệ thuật đương đại cũng đem đến cho mặt bằng hoạt động MTVN những yếu tố mới. Trong khi giới chức mỹ thuật trong nước vẫn coi họ là Việt kiều và nhìn nhận tác phẩm của họ mang nhiều "yếu tố ngoại", những họa sĩ này lại được chọn tham dự như đại diện màu cờ sắc áo cho Việt Nam tại các triển lãm nghệ thuật đương đại lớn trên thế giới như các Biennale ở Venice (Italia), Busan (Hàn Quốc), Documenta (CHLB Đức) ...
Họa sỹ Nguyễn Quốc Huy nhận giải thưởng Mỹ thuật Việt Nam - ASEAN 2001
Những cuộc thi nghệ thuật quốc tế như ASEAN - Philip Morris cũng có tác dụng nhất định ban đầu trong việc kích thích sáng tác của các nghệ sĩ biểu hiện và quan niệm hướng theo mối quan tâm chung của cộng đồng khu vực, thế nhưng cơ cấu giải thưởng lớn cũng nhanh chóng điều khiển các nghệ sĩ hướng theo "gu" (gout) Hội đồng, tạo ra một kiểu "ASEAN hóa” nghệ thuật.
Những cơ quan văn hóa nước ngoài như L'Espace, Viện Goethe Hà Nội, Hội đồng Anh cùng các quỹ SIDA, Ford, Đông Sơn, Việt Nam - Đan Mạch tài trợ cho nhiều dự án mỹ thuật. Thông qua các triển lãm này, như một cách quảng bá văn hóa, họ đã có ảnh hưởng nhất định và là nơi tìm đến sinh hoạt của nhiều nghệ sĩ trẻ.
Để tăng trưởng, các quốc gia cũng cần xây dựng một thứ văn hóa tự đổi mới. Chính nhờ đổi mới, dân chủ trong đời sống xã hội đã giúp chúng ta phần nào thoát khỏi cơn mê ngủ kéo dài để nhận thức về nỗi lo tụt hậu kinh tế và văn hóa. Đổi mới đem lại những thành tựu phát triển bước đầu nhưng cũng cho thấy sự vận hành của các cơ quan quản lý văn hóa không theo kịp bước tiến của đời sống. Thiếu các luật về VHNT để tạo hành lang hoạt động tự do, minh bạch hơn nữa cho sáng tạo văn hoá.
Mỹ thuật thời kỳ Đổi mới để lại nhiều thành tựu và không phải ít hạn chế nhưng rõ ràng đây là thời kỳ của những con người tự tin, khao khát dân chủ, giải phóng sáng tạo. Một điều đáng tiếc là trong những năm trước đây, Bảo tàng MTVN không kip sưu tập các tác phẩm thời kỳ đặc sắc, tươi mới của mỹ thuật hậu hiện thực XHCN. Thời gian qua đi, bài học của chính sách đổi mới còn nguyên giá trị khi tạo được bầu không khí dân chủ, công khai trong xã hội. Đó sẽ là môi trường để chấn hưng tình thần sáng tạo dân tộc. Và đó là điều kiện tiên quyết để tăng trưởng.
#PhạmTrung